--> -->
26/05/2025 06:42 Chia sẻ
Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

26/05/2025 06:42

Trong bức tranh chung về sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp không chỉ là tấm “danh thiếp” phản ánh bản sắc riêng biệt mà còn là nền tảng tạo nên sự gắn kết nội bộ và sức mạnh cạnh tranh bền vững. Trên hành trình vun đắp những giá trị này, Công đoàn Thủ đô đang đóng vai trò ngày càng quan trọng với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tiêu biểu.
Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trong bức tranh chung về sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp không chỉ là tấm “danh thiếp” phản ánh bản sắc riêng biệt mà còn là nền tảng tạo nên sự gắn kết nội bộ và sức mạnh cạnh tranh bền vững. Trên hành trình vun đắp những giá trị này, Công đoàn Thủ đô đang đóng vai trò ngày càng quan trọng với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tiêu biểu.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường - ngành nghề vất vả và đòi hỏi sự quan tâm rất lớn đến đời sống đoàn viên, người lao động, Công đoàn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn (thuộc LĐLĐ huyện Sóc Sơn) đã biến khó khăn thành động lực để xây dựng một môi trường làm việc đầy nhân văn. Theo Chủ tịch Công đoàn Công ty Nguyễn Quý Bình, Công ty hiện có gần 300 đoàn viên công đoàn. Tập thể công nhân lao động tại đây không chỉ được đảm bảo về chế độ chính sách mà còn luôn được quan tâm đến đời sống tinh thần. Xác định con người là trung tâm của phát triển bền vững, Công ty luôn chú trọng bảo đảm thu nhập, phúc lợi và điều kiện làm việc cho người lao động. Năm 2023, thu nhập bình quân đạt 7,8 triệu đồng/người/tháng, 100% người lao động có hợp đồng chính thức, được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm và được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của pháp luật.

100% cán bộ, công nhân viên, người lao động trong Công ty luôn thực hiện tốt nội quy, quy chế của Công ty, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình sản xuất, thực hiện tốt bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công tác an toàn phòng, chống cháy nổ đặc biệt được chú trọng, hệ thống các phương tiện chữa cháy được trang bị đầy đủ: Bình chữa cháy, máy bơm nước, vời phun nước, câu liêm, bùi nhùn, thang, xe tưới nước rửa đường ứng trực 24/24. Công tác an ninh an toàn được tăng cường bảo vệ, canh gác. Hàng năm, Công ty tuyên truyền và triển khai tới 100% cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm không vi phạm các tệ nạn xã hội, không sử dụng, tàng trữ, luân chuyển các sản phẩm văn hóa độc hại, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội.

Tuyên truyền 100% người lao động thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không hút thuốc lá tại nơi làm việc, không uống rượu bia trong giờ làm việc; thực hiện tốt 2 bộ Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc và nơi công cộng của UBND Thành phố ban hành.

Công đoàn Công ty cũng tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, đảm bảo thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chế độ với người lao động đúng theo quy định pháp luật; tổ chức chương trình cảm ơn Người lao động, thăm hỏi tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, tri ân tuyên dương khen thưởng người lao động tiêu biểu có nhiều đóng góp cho Công ty và tổ chức Công đoàn.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đồng thời, có những sáng kiến sáng tạo, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc nhằm phát hiện và khắc phục các vấn đề mất an toàn, giải quyết kịp thời các kiến nghị của công nhân lao động. Trong khuôn khổ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 - 2026, Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn vừa được biểu dương là một trong những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024.

“Chính nhờ những hành động thiết thực đó mà cả cán bộ, người lao động trong Công ty đều đoàn kết vì mục tiêu chung là xây dựng đơn vị vững mạnh, phát triển. Cũng nhờ sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn đã tạo động lực, niềm tin để người lao động hăng say làm việc, yên tâm gắn bó lâu dài với Công ty”, ông Nguyễn Quý Bình nói.

Từ Sóc Sơn ngược về trung tâm Hà Nội, câu chuyện về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Sapon (LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm), đơn vị chuyên sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ vệ sinh cá nhân, phục vụ sinh hoạt trong gia đình, phục vụ vật tư ngành Y tế lại mang màu sắc hiện đại và chuyển đổi số. Tại đây, Công đoàn cơ sở không chỉ phát động các phong trào thi đua trong sản xuất mà còn chủ động tham mưu xây dựng quy chế ứng xử văn hóa trong doanh nghiệp. Những quy định về thái độ giao tiếp, phong cách làm việc và chuẩn mực hành xử giữa các phòng ban được cụ thể hóa bằng bộ tiêu chí đánh giá văn hóa ứng xử hằng năm.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một trong những điểm nhấn là việc Tập đoàn Sapon triển khai hệ thống quản trị nhân sự trực tuyến AMIS - nơi người lao động dễ dàng nắm bắt các quyền lợi, nhiệm vụ và tương tác với cấp trên. Song hành cùng đó là các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng giao tiếp, văn hóa nội bộ, ứng xử văn minh trong môi trường đa ngành nghề.

Đáng chú ý, công đoàn Tập đoàn còn phát động phong trào “mỗi đoàn viên là một người truyền cảm hứng tích cực”, thúc đẩy sự chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đây là minh chứng rõ rệt cho sự thành công của mô hình “công đoàn đồng hành” thay vì “công đoàn hỗ trợ đơn thuần”.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để văn hóa doanh nghiệp đi vào thực chất và bền vững, cần sự đồng hành liên tục giữa Ban lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cơ sở. Từ thực tiễn nhiều năm đồng hành cùng người lao động, các Chủ tịch Công đoàn đã đúc rút những kinh nghiệm quý báu.

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH tập đoàn Sapon Nguyễn Thị Thanh Lan cho biết: “Để doanh nghiệp đạt danh hiệu đạt chuẩn văn hóa, một trong những điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo được các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả thì phải bắt đầu từ chính người lao động - chủ thể tạo nên các giá trị. Công đoàn cần trở thành cầu nối tin cậy giữa người lao động và lãnh đạo, từ đó hình thành nên nền văn hóa thấu hiểu và chia sẻ”.

Tại Sapon, Công đoàn là nơi lắng nghe ý kiến của mọi đoàn viên và đề xuất giải pháp cải thiện. Không chỉ lắng nghe, Công đoàn còn đóng vai trò điều phối các hoạt động văn hoá như ngày hội thể thao, hoạt động vì cộng đồng, góp phần hình thành lối sống tích cực trong nội bộ.

Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn Nguyễn Quý Bình nhận định rằng:Văn hóa doanh nghiệp không thể sao chép, mà phải được xây dựng từ chính đặc thù lao động và giá trị cốt lõi của từng đơn vị”. Tại Sóc Sơn, Công đoàn tập trung đề cao sự trách nhiệm với nghề của mỗi công nhân lao động.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Với phương châm hành động “Vì môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp”, tinh thần “Mỗi tổ đội là một tổ ấm - Toàn Công ty là một gia đình”, tập thể Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn đã tạo dựng một môi trường làm việc hài hòa, nơi người lao động được tôn trọng, lắng nghe và đồng hành trong mọi hoạt động. Mô hình quản trị nhân văn này giúp xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ vững chắc, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và tinh thần cống hiến.

Bên cạnh đó, Công đoàn Công ty tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy; đại diện cho tập thể người lao động đối thoại, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản liên quan đến người lao động trong thỏa ước lao động tập thể.

Qua kỳ 2 kỳ đối thoại năm 2024 và 1 kỳ đối thoại năm 2025, đã đạt được nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi như: Điều chỉnh mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho công nhân, viên chức, lao động tăng mức giá trị gấp 4 lần so với năm trước, cấp phát thuốc bổ mùa đông, vitamin C và đường kính trắng chống nóng mùa hè, hỗ trợ tiền nước uống mùa hè những ngày thời tiết từ 36 độ...

Còn với Công ty Liên doanh TNHH Berjaya - Hồ Tây là một doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài nhưng Công đoàn đã khéo léo kết nối các giá trị văn hóa Việt với chuẩn mực quốc tế. Theo đó, Công đoàn cơ sở liên tục sáng tạo, đổi mới và đề ra 2 sáng kiến tiêu biểu: Phát động phong trào “Khách sạn Sheraton Hanoi là nơi hội tụ của các doanh nhân trên toàn thế giới”.

Không dừng lại ở việc tổ chức các hoạt động văn hóa nội bộ như Tết cổ truyền, ngày hội ẩm thực, Công đoàn còn phối hợp với Ban Giám đốc xây dựng tiêu chí “giao tiếp thân thiện - phục vụ chuyên nghiệp” làm tiêu chuẩn hành vi ứng xử.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn các bộ phận tuyên truyền, giám sát các hoạt động theo tiêu chí: Thân thiện - Gắn kết - Giúp đỡ - Cùng nhau thành công. Từ sự thành công của phong trào này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của Khách sạn, năm 2023 Công ty không phải giải quyết vụ bất đồng nào từ các nhân viên.

Ban Chấp hành Công đoàn Công ty phối hợp với lãnh đạo Công ty phát động phong trào xây dựng văn hóa giao tiếp tại nơi làm việc đến mọi đoàn viên, người lao động; xây dựng, bổ sung nội quy, quy chế lao động, tuyên truyền đoàn viên, người lao động thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật tại nơi làm việc; xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp, thân thiện, gắn với xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện của Khách sạn.

Từ những sáng kiến riêng mà Công đoàn Công ty triển khai, trong năm 2023, mặc dù tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh lưu trú còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Công đoàn Công ty Liên doanh TNHH Berjaya - Hồ Tây đã không ngừng nỗ lực vượt qua thách thức và đạt được những thành tựu nổi bật: Xây dựng “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đáp ứng đủ 4 tiêu chuẩn được quy định theo Hướng dẫn số 22/HD-LĐLĐ của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội; Khách sạn Sheraton Hà Nội được Bộ Công Thương cấp bằng chứng nhận là “Khách sạn xanh”…

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Không thể phủ nhận rằng văn hóa doanh nghiệp là “chất keo” kết dính mọi thành viên, là động lực tinh thần giúp doanh nghiệp vượt qua những biến động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân ban đầu e dè khi nói đến “văn hóa doanh nghiệp”, nhưng thực tế tại các mô hình điểm cho thấy khi Công đoàn có sáng kiến phù hợp, có phương pháp tổ chức khéo léo, thì chính doanh nghiệp sẽ trở thành người hưởng lợi lớn nhất.

Tại Hội nghị biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; tập thể, cá nhân xuất sắc trong hoạt động văn hóa - thể thao năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương đã ghi nhận, đánh giá Công đoàn Hà Nội luôn là một trong những đơn vị tiêu biểu, dẫn đầu cả nước về công tác xây dựng đời sống văn hoá, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Theo đó, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai hiệu quả phong trào xây dựng đời sống văn hoá trong công nhân, viên chức, lao động. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng ngành nghề, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, lối sống được tổ chức sâu rộng, thu hút, tập hợp ngày càng đông sự tham gia hưởng ứng của đoàn viên, người lao động góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động Công đoàn trong công tác xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam phát triển toàn diện, lớn mạnh.

Bên cạnh việc duy trì hoạt động của các mô hình văn hoá tiêu biểu như “Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân” “Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân” “Cụm văn hóa thể thao”, các cấp Công đoàn đã triển khai nhiều mô hình mới như: “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, “Góc thư giãn Công đoàn”, “Không gian xanh, Góc thư giãn Công đoàn”, “Nhà nghỉ lưu động cho công nhân môi trường”... đây là những mô hình hay, hiệu quả có ý nghĩa thiết thực đối với đoàn viên, người lao động.

Nhiều LĐLĐ quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp văn hóa gồm các nội dung: Môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng người lao động, có chính sách đào tạo và giữ chân nhân sự, có bộ quy tắc ứng xử nội bộ, có hoạt động văn hóa tinh thần định kỳ, có cơ chế đối thoại minh bạch… Các tiêu chí này không chỉ giúp các Công đoàn cơ sở có “kim chỉ nam” hành động, mà còn giúp doanh nghiệp tự soi lại mình trên hành trình xây dựng văn hóa.

Điển hình, tại LĐLĐ thị xã Sơn Tây, qua việc thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, thị xã Sơn Tây đã có bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động có được nhận thức đúng đắn về chức trách, nhiệm vụ của mình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực xây dựng nếp sống văn minh trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Chủ tịch LĐLĐ thị xã Sơn Tây Hứa Đức Tuấn cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2021 toàn thị xã Sơn Tây có 32 lượt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, 8 tập thể được UBND thị xã và Thành phố tặng giấy khen, Bằng khen. Giai đoạn 2023 - 2024 thị xã Sơn Tây có 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, 01 cá nhân được LĐLĐ thành phố Hà Nội tặng bằng khen chuyên đề văn hóa, thể thao.

Quận Thanh Xuân có 67 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được LĐLĐ thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024, trên tổng số 72 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký.

Tại LĐLĐ huyện Chương Mỹ, phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đã được đông đảo đoàn viên, công nhân lao động nhiệt tình hưởng ứng. Từ năm 2023 đến nay, đã có 124 đơn vị đăng ký công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, trong đó giai đoạn 2023 - 2027 là 42 đơn vị và giai đoạn 2024 - 2028 là 82 đơn vị. Riêng trong giai đoạn 2023 - 2024, 100% Công đoàn cơ sở đăng ký danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đã phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị nộp hồ sơ đề nghị công nhận. Có 42 cơ quan, đơn vị đề nghị, trong đó có 8 cơ quan và 34 đơn vị. Kết quả có 40 cơ quan, đơn vị thuộc huyện Chương Mỹ được LĐLĐ Thành phố Công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024, đạt 95,2% so với tổng số đăng ký.

Không chỉ dừng ở một số doanh nghiệp tiêu biểu, trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, phong trào xây dựng văn hóa doanh nghiệp dưới sự đồng hành của tổ chức Công đoàn đang lan tỏa mạnh mẽ. Từ LĐLĐ quận Long Biên đến Cầu Giấy, từ huyện Đan Phượng đến Gia Lâm, mỗi nơi đều có những cách làm riêng: nơi tổ chức hội thi tìm hiểu về văn hóa ứng xử nơi làm việc; nơi thì đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp theo tiêu chí “Doanh nghiệp văn hóa”. Những sáng kiến này không chỉ mang tính phong trào mà đã dần trở thành nền nếp, thành một “thước đo mềm” của sự phát triển bền vững trong doanh nghiệp; gắn với nội dung thi đua, xét khen thưởng và biểu dương cuối năm. Điểm chung của các mô hình trên không nằm ở quy mô lớn hay đầu tư nhiều, mà ở sự kiên trì và chủ động của tổ chức Công đoàn từ những chi tiết nhỏ nhất. Công đoàn không chỉ là tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động, mà còn là người “thợ xây âm thầm” trong hành trình kiến tạo văn hóa doanh nghiệp.

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chú trọng xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa Công đoàn, tạo điều kiện cho đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá trong Công đoàn cơ sở. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức và đội ngũ cán bộ Công đoàn; nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động; tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; nâng cao chất lượng và đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước và phong trào văn hóa thể thao nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động.

_____________

Nội dung: Phương Ngân - Thiết kế: T.An