--> -->
Dòng sự kiện:

150 nhà nhập khẩu sẽ giao thương trực tuyến với doanh nghiệp nông sản, thực phẩm Việt Nam

22/09/2020 19:44

Chia sẻ
Có trên 150 doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ giao dịch trực tuyến với hơn 30 doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nông sản, thực phẩm của Việt Nam, tại Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế nông sản, thực phẩm Việt Nam 2020. Chương trình do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức, được diễn ra từ ngày 22-25/9/2020.
Nông sản Việt Nam: Nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu
Tuần hàng nông sản Việt Nam 2019 được tổ chức tại thành phố Paris, Pháp
Khi người Thái “cầm chịch” hệ thống phân phối

Sự kiện nhằm quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh xuất khẩu của hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam và kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vừa và nhỏ Việt Nam với các đối tác kinh doanh nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ tiềm năng ở thị trường nước ngoài trên môi trường trực tuyến, trong điều kiện các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn xúc tiến thương mại với nước ngoài vì dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp nước ngoài tham dự hội nghị đến từ 28 thị trường xuất khẩu của Việt Nam gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Myanmar, Nhật Bản (Châu Á); Anh, Belarus, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hungary, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ (Châu Âu); Vương quốc Anh…là những thị trường có số lượng nhà nhập khẩu tham gia đông đảo nhất.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội nghị đến từ 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam là Bắc Giang, Cần Thơ, Đắc Lắc, Hà Nội, Hải Phòng, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Lâm Đông, Long An, Nghệ An và Quảng Ngãi.

khong-biet-chia-se-se-tu-danh-mat-minh-trong-cuoc-chien-xay-dung-thuong-hieu-1
150 nhà nhập khẩu sẽ giao thương trực tuyến với doanh nghiệp nông sản Việt Nam

Những ngành hàng được giới thiệu, quảng bá và giao thương tại hội nghị gồm: Rau củ quả (tươi, khô, cấp đông...), gạo, đỗ, ngô, khoai, đồ uống (chè, cà phê, sữa, nước ép trái cây), bánh kẹo, thủy sản, hạt tiêu, quế, hồi, mì, miến... Hội nghị sẽ bao gồm Phiên toàn thể và các Phiên giao thương, kết nối trực tuyến 1:1 giữa các doanh nghiệp Việt Nam với từng nhà nhập khẩu tiềm năng theo phân nhóm mặt hàng và thị trường.

Trong đó, Phiên hội nghị giao thương toàn thể sẽ diễn ra vào ngày 22/9/2020. Tại phiên này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tìm hiểu triển vọng và xu hướng tiêu thụ nông sản, thực phẩm Việt Nam ở một số thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ nắm rõ hơn thông tin về tiềm năng, thế mạnh của nông sản, thực phẩm Việt Nam...

Đây là Hội nghị giao thương trực tuyến lớn nhất trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm được tổ chức từ trước tới nay, có sự kết nối đồng thời với nhiều thị trường nước ngoài. Thông qua hội nghị giao thương này, doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác kinh doanh vì lợi ích của các doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch và xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh bền vững cho đa dạng sản phẩm nông sản, thực phẩm.

Do tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn thời gian qua. Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 26,15 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 12 tỷ USD, giảm 3,2%; sản phẩm chăn nuôi ước đạt 250 triệu USD, giảm 25%; thủy sản ước đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3%. Trong bối cảnh trên, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã liên tiếp thực hiện đa dạng nhiều cuộc giao thương trực tuyến, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp nông sản, thực phẩm Việt Nam duy trì kết nối với đa dạng thị trường trọng điểm và mục tiêu, giảm thiểu tác động tiêu cực từ đại dịch.

Tuấn Minh

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm