--> -->
Dòng sự kiện:

8 dấu hiệu của hội chứng "sợ không có điện thoại"

04/09/2017 08:20

Chia sẻ
Tất cả chúng ta đều cảm thấy thật hài hước khi nghĩ rằng có nỗi ám ảnh nào đó mang tên điện thoại nhưng một số nhà nghiên cứu đang chứng minh rằng đó là sự thật.
8 dau hieu cua hoi chung so khong co dien thoai Hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh
8 dau hieu cua hoi chung so khong co dien thoai Lo lắng vì trẻ mắc hội chứng Tic tăng 50% vào dịp hè
8 dau hieu cua hoi chung so khong co dien thoai Stress lâu ngày sẽ có hành vi tự hủy hoại bản thân
8 dau hieu cua hoi chung so khong co dien thoai Khi “bắt cóc” trở thành hội chứng

Các nhà khoa học nghĩ rằng một số người nên kiểm tra các dấu hiệu sau nếu thấy mình phải đấu tranh với hội chứng nomophobia (nỗi sợ không có điện thoại) hằng ngày.

Tên của Hội chứng này khởi nguồn từ Anh vào năm 2010 và là từ viết tắt của “không điện thoại di động”. Thuật ngữ này cũng có thể chưa thực chính xác vì nó chỉ là sự ám ảnh không có điện thoại. Một số bác sĩ tin rằng nó là một rối loạn lo âu nhưng thực sự thì rất khó để phân biệt giữa nỗi sợ hay là sự rối loạn.

8 dau hieu cua hoi chung so khong co dien thoai
Vậy làm thế nào đểu biết liệu mình có đang mắc hội chứng nomophobia?

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện 1 khảo sát với các câu hỏi như: Tại sao bạn sử dụng điện thoại và bạn cảm thấy như thế nào nếu không có điện thoại? Kết quả cho thấy hầu hết chúng ta đều có mức độ nomophobia nào đó.

Chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào điện thoại, thậm chí sẽ chẳng thể làm gì nếu không có điện thoại.

Theo tờ Scientific American, các nhà nghiên cứu tin rằng sự gắn bó với điện thoại cũng giống như sự gắn bó với một đối tác. Theo đó, điện thoại sẽ kích thích tất cả các phần trong não bộ giống như cách một người làm chúng ta có cảm tình. Thật không vui khi nghĩ vậy đúng không? Nhưng nó hoàn toàn là vậy đấy!

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang đấu tranh với hội chứng nomophobia. Cố gắng để đừng xuất hiện cảm giác bản thân mình thật tệ nếu thấy mình có quá nhiều dấu hiệu trong này bạn nhé:

1. Giật mình kiểm tra điện thoại

Khi bạn giật mình chúi đầu vào túi để chắc chắn rằng điện thoại vẫn ở đó trong khi thực tế bạn đã để nó ngay trước mặt.

2. Xuất hiện cả trong giấc mơ

Những giấc mơ lo âu là có thật. Đó có thể là nỗi lo hoàn thành bài kiểm tra hay đơn giản là trần như nhộng giữa trường học. Nhưng cơn ác mộng lớn nhất chính là bạn cứ chạy đuổi theo chiếc điện thoại trong một giấ mơ kỳ lạ không có hồi kết.

3. Giật mình khi không thấy nó

Bạn có thể đo mức độ sợ không có điện thoại thông qua thái độ khi bạn không tìm thấy điện thoại ngay lập tức.

Bạn đã từng tin rằng ai đó biết nó ở đâu? Điều này giống như nỗi lo lắng thái quá về việc không có điện thoại sẽ làm bạn trở thành vô dụng.

4. Không thể ngủ nếu không có điện thoại

Điều tồi tệ nhất là sau khi giải quyết mọi việc trên chiếc giường ấm áp, bạn sẽ phải đứng dậy tắt đèn hay đi vệ sinh. Nhưng bạn lại chẳng hề có cảm giác đó nếu phải đi lấy điện thoại và rồi lướt 10 ngón tay trên nó cho đến khi ngủ gật.

5. Xen vào tất cả các cuộc trò chuyện

Bạn không thể có một cuộc nói chuyện trọn vẹn với bạn thân nhất mà không sử dụng đến điện thoại dù cho bạn sẽ giải thích với bạn mình đó là thông tin quan trọng, cấp bách cần phải giải quyết ngay.

6. Quay lại lấy điện thoại dù mất bao nhiêu thời gian

Hiếm khi bạn quên điện thoại ở nhà nhưng dù bạn đã cách nhà bao xa, bạn cũng sẽ nhất định phải quay về nhà để lấy nó.

8 dau hieu cua hoi chung so khong co dien thoai

7. Không tuân thủ quy định

Mặc dù ở nơi không cho phép sử dụng điện thoại nhưng bạn vẫn không thể tuân thủ, vẫn lén lút nhìn vào màn hình, bận rộn với các ứng dụng mail, chat...

8. Không vào nhà hàng không có wifi

Đi đến bất kỳ đâu, bạn cũng sẽ tìm nơi có dịch vụ viễn thông tốt nhất và nắm chắc tất cả các mật khẩu vào wifi. Bởi chỉ có như thế, bữa ăn hay tách cà phê tại nhà hàng mới trở nên tuyệt vời.

Nếu nomophobia là xấu thì chúng ta cũng muốn tạo ra gì đó tốt hơn nhưng trung thực mà nói chúng ta sẽ chẳng biết phải làm thế nào để tạo ra điều này khi công việc, cuộc sống, các mối quan hệ ngày càng phụ thuộc nhiều vào điện thoại thông minh.

Theo Nhân Hà/Dân trí

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Xem thêm