
90,8% ca mắc sởi chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
18/03/2025 21:26
Cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin sởi Thêm 500.000 liều vắc xin sởi hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch Nghệ An ghi nhận khoảng 1.100 ca sốt phát ban nghi sởi |
Gia tăng trường hợp mắc sởi
Báo cáo tại Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Hà Nội chiều 18/3, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố được kiểm soát. Một số dịch bệnh có xu hướng gia tăng như sởi, tay chân miệng... Trong đó, số ca mắc sởi theo tuần có xu hướng tăng từ 2 tháng cuối năm 2024 đến nay. Cộng dồn từ 2024 đến ngày 14/3, toàn Thành phố ghi nhận 1.446 ca mắc sởi.
![]() |
Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ em hiệu quả. |
Trong đó, một số đơn vị có số ca mắc cao như: Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm,… Hầu hết, bệnh nhân mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi (66%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh (91%); ghi nhận số ca mắc giảm trong nhóm tuổi từ 1 - 5 tuổi nhưng gia tăng số ca mắc bệnh trong nhóm tuổi 6 - 8 tháng tuổi trong năm 2025.
Còn theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước; số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024.
Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế, số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền nam (57%), miền trung (19,2%), miền bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).
Số mắc sốt phát ban nghi sởi chủ yếu là từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi với 72,7%; dưới 6 tháng tuổi chiếm 5,4% và từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi là 9,9% (đây là 2 nhóm chưa đến độ tuổi tiêm chủng). Số mắc là trẻ nam cao hơn so với trẻ nữ với lần lượt khoảng 55,7% và 44,3%. Đáng lưu ý, trong số các ca mắc sởi có 90,8% ca chưa tiêm vắc xin, 4,9% không rõ tiền sử tiêm chủng và 4,3% đã tiêm.
Tiêm vắc xin phòng bệnh hiệu quả
Theo Cục trưởng Cục phòng bệnh, Bộ Y tế cảnh báo, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong.
Đáng lo ngại, bệnh sởi đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng và có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn Covid-19. 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng "anti vắc xin" gia tăng; tốc độ tiêm chủng chậm hơn tốc độ của dịch. Hiện, có 7-8 tỉnh mới phê duyệt kế hoạch tiêm chủng.
“Để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát cần bao phủ vắc xin từ trên 95% với 2 liều vắc xin phòng sởi trong cộng đồng. Do đó, các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để tăng miễn dịch cộng đồng. Ngoài ra, các địa phương giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế và cộng đồng, kịp thời xử lý, không để dịch lây lan rộng”- ông Hoàng Minh Đức lưu ý.
Đồng quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thái Sơn - chuyên khoa Vi sinh, Hệ thống Y tế Medlatec cho biết, vi rút sởi có đặc điểm gây tình trạng ức chế miễn dịch rất mạnh mẽ với cơ thể bị nhiễm. Người mắc sởi có tỷ lệ biến chứng cao về hô hấp, não, cơ tim và tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Chính vì vậy, vắc xin sởi được các quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đưa vào tiêm chủng mở rộng ở cấp độ toàn cầu.
Phó Giáo sư Nguyễn Thái Sơn chia sẻ, theo khuyến cáo mới, một số vùng lưu hành có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ trước 9 tháng tuổi, đồng thời khuyến cáo tiêm đủ 2 liều: Liều 1 lúc 9 tháng tuổi và liều 2 lúc 18 tháng tuổi. Khuyến cáo có thể tiêm liều thứ 3 nhắc lại lúc 4-6 tuổi. Nếu tuân thủ đủ 3 liều, trẻ sẽ có miễn dịch bền vững đến suốt đời.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, để ngăn chặn nguy cơ từ bệnh sởi, các bậc phụ huynh cần tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin sởi cho trẻ theo lịch. Đặc biệt, phụ nữ trước khi mang thai cũng nên tiêm phòng để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời.
Ngoài ra, khi trẻ có các dấu hiệu: Sốt cao, ho, tiêu chảy hoặc phát ban, phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đồng thời, cách ly bệnh nhân sởi, vệ sinh môi trường sống và rửa tay thường xuyên là các biện pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Tuyển futsal nữ Việt Nam quyết tâm đánh bại Philippines để giành vé sớm vào tứ kết châu Á

Việt Nam xếp thứ hai Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia “.vn”

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

The Matrix One Premium - Mảnh ghép hoàn hảo của tổ hợp căn hộ thượng lưu trong hệ sinh thái đẳng cấp Quốc tế phía Tây Hà Nội

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"

“Những chặng đường bụi bặm” tập 24: Nguyên phẫn nộ vì ông Nhân nhận tội thay, Hậu lạnh lùng tuyệt tình

Mount tỏa sáng, Manchester United hạ gục Bilbao để tiến vào chung kết Europa League

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Lòng Chát tại 18 Trần Thái Tông

Hà Giang và Hội An nằm trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất hành tinh
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
