--> -->
Dòng sự kiện:

Ấm lòng đón Tết

21/01/2020 15:50

Chia sẻ
Với quyết tâm “không để ai bị ở lại sau lưng”, “nhà nào cũng được vui xuân đón Tết”, những năm qua thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực để cải thiện đời sống nhân dân, nhờ đó nhiều hộ đã thoát nghèo, ai cũng được vui Xuân đón Tết.
am long don tet Ấm lòng đón Tết nơi tiền tiêu của Tổ quốc
am long don tet Mang Tết đến với mọi nhà
am long don tet Vui Xuân, đón Tết cùng quân dân trên đảo Thổ Chu

Đến khu vực miền núi thuộc huyện Ba Vì vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán Canh Tý này, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay của vùng quê vốn được xem là nghèo khó nhất Thành phố. Trong ngôi nhà vững chãi bên sườn núi, anh Dương Phú Nam (sinh năm 1991), thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì ngân nga những giai điệu ngày Tết, khiến không khí Tết càng trở lên rộn ràng: “Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi. Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi. Đàn em thơ khoe áo mới. Chạy tung tăng vui pháo hoa…”.

Thấy chúng tôi đến thăm, anh Nam dừng lời ca, phấn khởi đón khách. Bên ly trà nóng ngày cuối năm, anh kể: “Sau khi được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để xây dựng nhà ở vào năm 2018, gia đình tôi đã có nếp nhà bình yên, các thành viên yên tâm vui sống, chăm chỉ làm ăn để thoát nghèo.

am long don tet
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Phạm Bá Vĩnh (thứ 3 từ trái sang) thăm, chúc Tết công nhân lao động ngành Giao thông vận tải Hà Nội.

Đến năm 2019, gia đình tôi tiếp tục đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi với số tiền 50 triệu đồng từ hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo việc làm và dùng số tiền này đầu tư xây dựng chuồng trại, mua lợn, bò, gà giống để chăn nuôi, mở rộng diện tích trồng cây thuốc nam - nguồn dược liệu quý của đồng bào dân tộc Dao cư trú tại xã Ba Vì.

Nhờ sự quan tâm của các cấp, nhờ đồng vốn vay cuối năm 2019, tôi đã làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Tôi muốn dành cơ hội thụ hưởng chính sách ưu đãi cho những hoàn cảnh khó khăn hơn. Tết này nhà tôi vui lắm vì được đón Tết trong nhà mới, hơn thế nữa, kinh tế gia đình cũng khấm khá hơn”.

Cũng giống như anh Dương Phú Nam, năm nay, Tết của gia đình bà Hoàng Thị Quy, thôn Hợp Sơn - một trong những hộ được đánh giá là nghèo “bền vững” ở xã Ba Vì cũng vui hơn khi cơ hội thoát nghèo rộng mở. Trò chuyện với phóng viên, bà Quy chia sẻ: “Kinh tế gia đình tôi còn rất khó khăn nhưng trong gia đình cũng có thành viên còn khả năng lao động. Đặc biệt, trong năm qua, tôi được cơ quan chức năng tặng một con bò sinh sản làm nguồn sinh kế, nên gia đình tôi sẽ nỗ lực làm ăn với hy vọng sẽ thoát nghèo. Để củng cố cho quyết tâm của mình, năm 2019, tôi đã làm đơn xin thoát nghèo”.

Ngoài hai trường hợp nêu trên, trong năm 2019, xã Ba Vì có 43 hộ thoát nghèo, trong đó có hơn 20 hộ tự làm đơn xin thoát nghèo; không có hộ nào tái nghèo; đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 16,04% vào cuối năm 2018, xuống còn 7,47% vào cuối năm 2019. Đời sống văn hóa, tinh thần của hơn 2.000 người dân trên địa bàn xã, với 98% là đồng bào dân tộc Dao ngày càng ổn định, phát triển…

Không riêng huyện Ba Vì, hiện nay, bức tranh kinh tế - văn hóa - xã hội ở những địa phương tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nổi lên những gam màu tươi sáng. Điển hình như xã An Phú, huyện Mỹ Đức đã được quy hoạch trở thành điểm du lịch; xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ đã về đích xây dựng nông thôn mới...

am long don tet

“Có được kết quả này là nhờ Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách của trung ương, Thành phố đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để thực hiện hơn 40 dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”- ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho hay.

Cùng với người nghèo, những người già cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa và nhiều hoàn cảnh khó khăn khác cũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thành phố, các cấp, ngành, đoàn thể. Năm 2019, Hội đồng nhân dân Thành phố có Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND về “Một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo.

Vui với niềm vui thoát khỏi cảnh nghèo, khắp các thôn, làng vùng dân tộc thiểu số ở Hà Nội rộn ràng không khí đón Tết. Người Dao chuẩn bị các lễ vật cho lễ Tạ ơn, tết Nhảy, người Mường say sưa luyện tập cồng, chiêng...

Tiếng khèn, chiêng, trống vang lên kết hợp với những điệu múa mang đậm sắc thái văn hóa dân gian, vừa phiêu linh, vừa huyền ảo, hòa theo niềm hân hoan của lòng người, diễn ra giữa cảnh sắc đất trời dần vào xuân... đã tạo nên bức tranh “no ấm, tươi vui” trên vùng rẻo cao của Thành phố.

Thụ hưởng chính sách này, nhiều trường hợp người già cô đơn không nơi nương tựa đã được đưa vào các Trung tâm Bảo trợ xã hội của Thành phố để nuôi dưỡng thường xuyên. Bà Nguyễn Thị Thực - thôn Bồng Lai, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng là một trong những trường hợp như thế.

Trò chuyện với phóng viên, bà Thực rưng rưng xúc động: “Sau bao năm phải sống trong cảnh ở nhờ, một mình chịu đau đớn do tác động của bệnh thấp khớp, bệnh tắc nghẽn phổi kéo dài, giờ đây, tôi được vào Trung tâm Bảo trợ xã hội 3, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm sinh sống và được chăm sóc rất tận tình. Hàng ngày đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm khám sức khỏe, hướng dẫn tôi tập thể dục; hơn nữa, ở đây tôi còn có người đồng cảnh ngộ để trò chuyện, tâm tình, cùng động viên, chia sẻ lẫn nhau… Tết Canh Tý năm nay thật sự là cái Tết ấm áp của tôi khi được đón Tết với gia đình mới”.

Tại Trung tâm Nuôi dưỡng Trẻ khuyết tật Hà Nội, thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ), niềm vui đón Tết Nguyên đán của hơn 100 trẻ khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt đang sống tại đây năm nay cũng trọn vẹn hơn khi các cháu được sinh hoạt, học tập trong những căn phòng mới do thành phố vừa đầu tư sửa chữa, nâng cấp với nguồn kinh phí hơn 2 tỷ đồng; đồng thời đón thêm những người bạn mới vào theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND.

Tương tự, những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt sống tại Làng trẻ em Birla, Làng Trẻ em SOS Hà Nội, phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) cũng nhộn nhịp không khí Tết với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa. Nào là biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao; nào gói bánh chưng, nấu các món ăn truyền thống; nào chia sẻ những chuyện chung, chuyện riêng, những ước mơ cho năm mới.

…Một mùa xuân mới lại về, niềm vui của người nghèo, người yếu thế bừng lên qua nụ cười, ánh mắt khi được được đón nhận sự quan tâm, sẻ chia, hỗ trợ của Thành phố, các cấp, ngành và của cộng đồng xã hội đã lan tỏa thêm hơi ấm, sức xuân và cho mùa xuân thêm trọn vẹn với tất cả mọi người.

Diệp Phạm

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Futsal nữ Việt Nam vừa khép lại vòng đấu bảng Giải Futsal nữ châu Á 2025 với vị trí nhất bảng B, sau trận hòa chiến thuật 0-0 đầy toan tính trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Iran. Kết quả này không chỉ thể hiện sự tính toán sâu sắc từ ban huấn luyện mà còn đặt ra một thử thách lớn ở vòng tứ kết: Đương kim Á quân Nhật Bản.

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm