
Áp lực sinh con trai khiến thai phụ bị bạo lực tinh thần
17/10/2017 09:14
![]() | Sinh con trai, cơ thể mẹ chịu nhiều áp lực hơn |
![]() | Bí quyết sinh được con trai? |
Ép phải sinh con trai là bạo lực tinh thần cho thai phụ
Trong một nghiên cứu mới nhất của dự án PAVE cho biết, 58% phụ nữ bị bạo lực ít nhất một lần trong đời. Thai phụ là nhóm dễ bị tổn thương bị bạo lực dao động từ 2-57%.
Nghiên cứu về tác động của bạo lực với sức khỏe sinh sản trên 1.337 thai phụ tại huyện Đông Anh, Hà Nội (2014-2016) cho thấy, 1/3 số phụ nữ khi tham gia nghiên cứu đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực do chồng trong quá trình mang thai (35,2%). Trong quá trình mang thai phụ nữ chịu bạo lực về tinh thần là phổ biến (không được quan tâm, chăm sóc…). Gần 10% phụ nữ trải qua bạo lực tình dục và 3,2% phụ nữ bạo lực thể xác trong mang thai.
![]() |
(Ảnh minh họa). |
Một trong những bạo lực tinh thần rất lớn với các thai phụ hiện nay chính là việc cần phải có con trai nối dõi tông đường. Không ít các thai phụ, khi mang bầu con gái, nhất là bầu con gái liên tiếp lần thứ hai, lần ba đều gặp phải những áp lực như bị chồng và gia đình chồng chối bỏ, chỉ trích, thờ ơ… Đây được coi là một trong những nguyên nhân lớn gây ra bệnh trầm cảm sau sinh.
Ths. Nguyễn Hoàng Thanh, Đại học Y Hà Nội phân tích, sau sinh, phụ nữ bị suy giảm đột ngột nội tiết tố estrogen khiến cho tâm trạng người phụ nữ dễ bị thay đổi. Quá trình sinh mất nhiều máu khiến cho cơ thể người phụ nữ dễ bị rối loạn về chuyển hóa cũng tác động tới tâm trạng. Nhân tố quan trọng nhất là những người phụ nữ sinh con có giới tính không như mong muốn của chồng sẽ không nhận được sự hỗ trợ của chồng. Tất cả các yếu tố đó khiến cho người phụ nữ sẽ dễ bị rơi vào trầm cảm cao hơn rất nhiều các nhóm phụ nữ sau sinh khác.
Hiện nay, có khoảng 10% phụ nữ mang thai và 13% phụ nữ sau sinh con lần đầu gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần phổ biến là trầm cảm. Trầm cảm trước và sau sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và em bé. Nguy hiểm nhất là thai phụ tự tử, trầm cảm sau sinh có thể khiến người mẹ tự giết con hoặc tự tử.
Theo Ths. Trần Thơ Nhị, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, phụ nữ bị bạo hành trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ trầm cảm trong thai kỳ và sau sinh. Phụ nữ bị bạo lực thể chất có nguy cơ trầm cảm cao gấp sáu lần trong thời kỳ mang thai và nguy cơ trầm cảm cao gấp ba lần sau sinh.
Người mẹ khi mang thai bị bạo hành khiến cho việc sản xuất các hóc môn nuôi dưỡng bào thai sẽ bị ảnh hưởng. Mẹ thường xuyên mang tâm trạng sợ hãi làm ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé ở trong tử cung, quá trình phát triển liên tục của đứa trẻ dễ gặp những tổn thương về hệ thần kinh và não bộ.
Thực tế, những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ sơ sinh từ những người phụ nữ bị bạo lực trong thai kỳ cho thấy, nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non hơn ba lần so với phụ nữ không bị bạo hành về thể xác.
Vai trò của hỗ trợ xã hội
Thai phụ không được hỗ trợ xã hội trong khi mang thai có nguy cơ bạo lực do chồng cao gấp hai lần so với các thai phụ được hỗ trợ xã hội. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của dự án PAVE, chỉ có 3,1% số thai phụ được hỏi tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức xã hội, 76,5% nói với gia đình ruột và 23,1% nói với gia đình chồng. Một số gia đình ruột hỗ trợ con chống lại bạo lực từ chồng, nhưng không ai trình báo công an hoặc cấp chính quyền về hành vi bạo lực của con rể.
PGS, TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, tại Việt Nam, cứ hai thai phụ thì có một người không được hỗ trợ xã hội. Mạng lưới hỗ trợ xã hội như gia đình ruột, bạn bè, hàng xóm hay các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng nhưng khác nhau về mức độ trong việc giúp đỡ cho thai phụ bị bạo hành.
Các chuyên gia nghiên cứu về bạo lực sinh sản cho rằng, các thai phụ gặp hoàn cảnh này luôn có nhu cầu được trao đổi với một chuyên gia với một sự riêng tư. Nếu có một đường dây nóng hoặc một hình thức hỗ trợ nào đó, có thể bảo đảm được tính bí mật và giấu tên, thì các thai phụ sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi phát hiện phụ nữ bị trầm cảm do bạo lực từ chồng cần phải được tư vấn cả về tinh thần và sức khỏe tâm thần. Khi đó, vai trò của hỗ trợ xã hội rất quan trọng để làm giảm nguy cơ thai phụ bị bạo lực.
Theo Trần Nguyên/nhandan.com.vn

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Lòng Chát tại 18 Trần Thái Tông

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

70 năm đấy vẫn bao nhiêu tình

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An nắng nóng gay gắt
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
