--> -->
Dòng sự kiện:
Bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống khu phố cổ

Bài 2: Làm thế nào vừa bảo tồn, vừa phát triển?

11/11/2016 11:45

Chia sẻ
Từ năm 1985 khi “36 phố phường” Hà Nội được gọi là “khu phố cổ” đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và thí điểm thực hiện một số nội dung liên quan đến  bảo tồn và phát triển khu phố cổ. Tuy nhiên, việc bảo tồn gắn với phát triển khu phố này không đơn giản.
bai 2 lam the nao vua bao ton vua phat trien Bài 1: Phố cổ “sống và động”

Vãn hồi những giá trị cũ

Theo thống kê, khu phố cổ Hà Nội hiện là nơi có mật độ dân cư cao nhất Thành phố. Mật độ dân số tĩnh là 800 - 1.200 người/ha, diện tích sử dụng đất trên đầu người trung bình là 4 - 6m², thậm chí có phường chỉ đạt 2m²/người, đó là chưa tính đến mật độ cư trú của một lượng dân cư lao động, buôn bán, hàng rong, khách du lịch…

bai 2 lam the nao vua bao ton vua phat trien
Phố Hàng Mã.

Dưới tác động của cơ chế thị trường, giá trị đất ở trong khu phố cổ tăng cao, cơ hội kiếm lợi từ đất đai đã khiến nhiều gia đình không muốn rời bỏ mảnh đất này, đồng thời cũng nhiều gia đình từ nơi khác mong muốn có nhà ở khu vực này để thuận lợi trong việc kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó, một số lượng lớn lao động từ các nơi khác cũng đổ về để kiếm sống, thậm chí chỉ đơn giản bằng các nghề lao động phổ thông khiến “bộ mặt” khu phố cố cũng thay đổi theo…

“Tôi muốn đề cập đến là sau khi đã phục dựng được những di tích đền thờ tổ do cha ông để lại, thì đó mới chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi. Cái quan trọng hơn, ta phải thổi hồn vào đấy bằng những sinh hoạt văn hóa vốn có truyền đời được lưu lại qua nhiều thế hệ mới tạo nên giá trị thật của khu phố cổ. Làm được như vậy không chỉ là kế thừa di sản văn hóa của cha ông mà chúng ta còn phát huy nó để phục vụ cho cuộc sống hôm nay” – PGS.TS Đỗ Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

Không những thế, sự biến thiên của khu phố cổ cũng dẫn đến nhiều lĩnh vực ngành nghề truyền thống, phong tục, tập quán cũng thay đổi. Trước tiên là sự biến mất của các nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm, mặt hàng thủ công hầu như không còn mà thay vào đó là các cửa hàng nhỏ, bày bán đồ mỹ nghệ cùng với hàng tạp phẩm, hàng ngoại nhập… Tuy vẫn còn một số phố còn giữ được các nghề truyền thống điển hình như phố Hàng Bạc, Hàng Mã, Hàng Thiếc, Lò Rèn, Lãn Ông… nhưng phong tục tập quán dưới tác động của cơ chế thị trường cũng có nhiều thay đổi, lối sống truyền thống cũng bị mai một, thay vào đó là phong cách sống mới theo nhịp độ nền kinh tế thị trường.

Về lĩnh vực kiến trúc, song hành với sự phát triển kinh tế là tốc độ xây dựng trong khu phố cổ diễn ra rất nhanh, mạnh mẽ. Bộ mặt kiến trúc của phố cổ có rất nhiều thay đổi, các kiến trúc truyền thống dần bị mất đi thay vào đó là các công trình kiến trúc mới, do nhận thức của người dân và do công tác quản lý chưa chặt chẽ nên đã xảy ra tình trạng nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép với hình thức và quy mô không phù hợp với kiến trúc của khu phố cổ.

Đánh giá về điều này, TS.KTS Nguyễn Phú Quý – Nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, ưu thế về vị trí địa lý đã vô tình trở thành yếu tố cản trở cho công tác bảo tồn công trình giá trị hoặc giãn dân ra khu vực mới. Thế nên, dự án giãn dân phố cổ đế các dự án mới kề cận, dù được lập từ hơn chục năm nay những vẫn khó thực hiện dứt điểm, bởi người có thể đã đi những lòng đều chắc chắn muốn giữ lại. “Không muốn cắt hộ khẩu trong phố cổ để được hưởng các lợi thế về trường học, bệnh viện, dịch vụ… chất lượng cao trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng là lý do khiến người dân không chịu di dời” – KTS Nguyễn Phú Đức nhấn mạnh.

Tạo lập những giá trị mới, phù hợp

Nhiều chuyên gia cho rằng, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của cộng đồng, nhân dân khu phố cổ, tạo sự đồng thuận, khả thi trong việc gìn giữ, khôi phục các di tích.

“Hiện đang có một sự đối nghịch giữa nhu cầu phát triển với yêu cầu bảo tồn không gian khu phố cổ. Thực tế đang ngày một nhiều thêm công trình thương mại xây cất mới có quy mô và hình thức kiến trúc làm phá vỡ không gian… Để giải quyết tình trạng này, cần thiết phải có một quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đầy đủ, thí điểm xây dựng một số không gian văn hóa tái lập hình ảnh xưa cả về hình thức lẫn chức năng … Bên cạnh đó, cũng cần tạo cơ chế thích hợp để người dân tham gia đầu tư vào các dự án bảo tồn khu phố cổ” – TS. KTS Ngô Doãn Đức – Hội Kiến trúc sư Việt Nam có ý kiến.

Dẫn chứng về vấn đề này, TS. KTS. Tô Thị Toàn, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội – Nguyên Phó ban Thường trực BQL phố cổ cho biết, để đạt được những thành tựu trong công tác bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống khu phố cổ Hà Nội như hiện nay chính là nhờ có sự tham gia, đóng góp không nhỏ của người dân khu phố cổ. Ví dụ như tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, có bốn hộ đã tự nguyện di dời và năm hộ thuộc diện giải tỏa, Đình Kim Ngân, Quán đế, người dân cũng tự nguyện di dời ra khỏi di tích, nhà 50 Đào Duy Từ giải phóng mặt bằng 33 hộ. Trong quá trình cải tạo đình, đền, chùa… người dân khu phố cổ tự nguyện đóng góp kinh phí cùng với kinh phí ít ỏi của quận để bảo tồn cải tạo.

Các lễ hội được người dân khu phố cổ gìn giữ, tổ chức long trọng hoành tráng, đông đảo người tham gia, có nội dung phong phú, phù hợp với cuộc sống hiện đại. Sau khi được quận Hoàn Kiếm phân cấp những di tích, lễ hội thuộc phường quản lý đã tạo điều kiện cho chính quyền cộng đồng địa phương tự quản, quan tâm, gìn giữ, tu sửa, phát huy để “lấy di tích nuôi di tích”…

Từ thực tế nêu trên, TS. KTS. Tô Thị Toàn nhấn mạnh, công tác bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống khu phố cổ Hà Nội không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân khu phố cổ Hà Nội nói riêng. Sự ủng hộ của nhân dân là sức mạnh to lớn trong quá trình bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững khu phố cổ Hà Nội. “Để bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống khu phố cổ, chúng ta cần loại bỏ những yếu tố hủy hoại giá trị khu phố cổ và tạo lập những giá trị mới phù hợp với cuộc sống đương đại” - TS Tô Thị Toàn cho hay.

Tuấn Dũng

Bayern Munich vs M'Gladbach: Quyết không khoan nhượng

Trận đấu giữa Bayern Munich và Borussia Mönchengladbach diễn ra vào lúc 23h30 ngày 10/5 tại vòng 33 Bundesliga mang đến một bối cảnh trái ngược rõ rệt về mặt tâm lý và mục tiêu. Bayern Munich đã chính thức lên ngôi vô địch trước hai vòng đấu, trong khi M'Gladbach vẫn đang nuôi hy vọng, dù rất nhỏ, để giành vé tham dự cúp châu Âu mùa sau.

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Trận Siêu kinh điển giữa Barcelona và Real Madrid luôn là tâm điểm của bóng đá thế giới, và cuộc chạm trán trong khuôn khổ vòng 35 La Liga sắp tới, diễn ra vào lúc 21h15 ngày 11/5, hứa hẹn sẽ còn kịch tính hơn khi mang ý nghĩa then chốt cho cuộc đua đến ngôi vô địch mùa giải 2024/25.

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/5 khép lại với sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ.
Xem thêm