--> -->
Dòng sự kiện:

Ban hành Kế hoạch hành động Năm An toàn giao thông 2022

30/01/2022 17:45

Chia sẻ
Mục đích của Kế hoạch hành động Năm An toàn giao thông 2022 nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; tiếp tục giảm từ 5-10% số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2021.
Phát động 'Năm An toàn giao thông 2022' Những suất quà nghĩa tình đến tay người lao động ngành Giao thông Hà Nội Giao thông Hà Nội “hạ nhiệt” trong ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2022 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với tinh thần “Vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông".

Theo đó, Kế hoạch nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; tiếp tục giảm từ 5%-10% số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2021;

Ban hành Kế hoạch hành động Năm An toàn giao thông 2022
Lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết phương tiện tại một tai nạn giao thông.

Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh; hạn chế tối đa việc lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh Covid-19 từ các hoạt động giao thông vận tải.

Để đạt được mục tiêu đề ra của Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2022, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành cần chủ động, sáng tạo, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong các chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Trong đó, trọng tâm một số nhiệm vụ về tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở các cấp, ngành liên quan; triển khai hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất; bảo đảm tiến độ, chất lượng trong hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

Cùng với tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá dịch vụ; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan; tiếp tục hiện đại hóa công tác giám sát; tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động GTVT.

Đinh Luyện

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Xem thêm