
Bảo đảm công bằng, minh bạch trong tuyển sinh đại học
04/04/2025 22:30
Nhiều điểm mới quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2025 Thay đổi để tăng sự công bằng Hỗ trợ học sinh đưa ra lựa chọn đúng đắn về ngành nghề và con đường học tập |
Nhiều kết quả tích cực
Theo Bộ GD&ĐT, năm 2024, công tác tuyển sinh đại học đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống cơ bản ổn định. Việc thực hiện chuyển đổi số trong toàn hệ thống và ở tất cả các khâu trong tuyển sinh đã tạo thuận lợi tối đa cho người học, đồng thời giảm chi phí cho toàn xã hội. Quy trình tuyển sinh tiếp tục được cải tiến, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả từ việc áp dụng công nghệ thông tin đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ thí sinh.
![]() |
Năm 2025, công tác tuyển sinh đại học có nhiều điểm mới. |
Các cơ sở đào tạo và xã hội đã đồng hành cùng ngành Giáo dục trong công tác tuyển sinh nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh, do vậy có nhiều chỉ số tốt hơn so với năm 2023. Tỷ lệ cơ sở đào tạo có thí sinh nhập học trên 80% là 71,38%, tăng hơn so với năm 2023 (năm 2023, con số này là 63,04%). Tỷ lệ số thí sinh nhập học cũng tăng lên, đạt 80,68% (năm 2023 là 78,24%).
Về các lĩnh vực tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cho biết không có sự khác biệt nhiều so với năm 2023 nhưng có sự cải thiện đáng kể trong lĩnh vực STEM, tăng lên khoảng gần 20.000 người học so với năm 2023. Điều này thể hiện rõ nét sự dịch chuyển trong tiếp cận giáo dục đại học của người học cũng như niềm tin của xã hội với chất lượng đào tạo lĩnh vực STEM trong bối cảnh đất nước hiện nay đang đề cao động lực phát triển liên quan đến khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; từ đó khẳng định sự đóng góp của giáo dục đại học trong tiến trình phát triển của đất nước.
Các phương thức tuyển sinh năm 2024 so với năm 2023 có sự đa dạng hơn nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT); sử dụng kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với xét tuyển học bạ; kết quả một số kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Trong đó, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển học bạ đóng vai trò chủ yếu với trên 80%. Số còn lại theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (3,36%); xét tuyển kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án (1,96%) và các phương thức khác; các phương thức khác (13,33%)…
Điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tế
Chia sẻ về những điểm mới trong công tác tuyển sinh năm 2025 tại Hội nghị tổng kết, đánh giá công tác tuyển sinh năm 2024, triển khai công tác tuyển sinh năm 2025, 2026 khối đại học và cao đẳng sư phạm vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Anh Dũng cho biết: Ngày 19/3, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với nhiều điều chỉnh.
![]() |
Các thí sinh cần theo dõi thông tin từ cơ sở đào tạo, nắm rõ Quy chế mới để không bỏ lỡ ngành học, trường học yêu thích. |
Cụ thể: Không còn xét tuyển sớm, phải dùng kết quả học tập của cả năm lớp 12 để xét tuyển, công khai quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, không giới hạn số tổ hợp xét tuyển, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp để quy đổi thành điểm môn ngoại ngữ trong xét tuyển, tổng điểm cộng không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét tuyển... Những điều chỉnh này đã lắng nghe dư luận xã hội, tăng cường tính minh bạch, công bằng, mang lại nhiều lợi ích, thuận lợi cho thí sinh, cơ sở đào tạo và nâng cao chất lượng tuyển sinh.
Qua ghi nhận, nhiều cơ sở đào tạo đã công bố phương thức tuyển sinh theo hướng điều chỉnh phù hợp. Các đơn vị cũng lưu ý thí sinh theo dõi thông tin từ nhà trường, nắm rõ Quy chế mới để không bỏ lỡ ngành học, trường học yêu thích.
Theo Trưởng Ban Đào tạo và Công tác sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, nhà trường đã triển khai tích hợp các điểm mới của Thông tư vào Quy chế tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường thành viên. Trong Thông tư mới có các quy định về việc quy đổi. Theo đó, việc quy đổi cần thực hiện một cách khách quan, công bằng và có cơ sở dữ liệu để thực hiện. Chính vì vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT cần cung cấp các dữ liệu để thực hiện việc đối sánh ở cấp phổ thông, ở các cơ sở đào tạo để có kết quả khách quan, công bằng cho các thí sinh; đồng thời sớm có hướng dẫn để các cơ sở đào tạo áp dụng hiệu quả.
Theo Bộ GD&ĐT, mục tiêu tuyển sinh năm 2025 không chỉ dừng lại ở những con số mà còn hướng đến những cải tiến quan trọng, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học. Công tác tuyển sinh sẽ tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với quy mô đào tạo, tuân thủ pháp luật và bảo đảm các nguyên tắc phát triển giáo dục bền vững, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. |
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Quy chế tuyển sinh mới không bắt buộc các trường phải quy đổi tương đương cho tất cả các phương thức xét tuyển mà chỉ áp dụng trong phạm vi cùng một ngành hoặc chương trình đào tạo có nhiều phương thức xét tuyển. Tức là, với những ngành hoặc chương trình đào tạo chỉ sử dụng một phương thức tuyển sinh (chỉ dùng điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc chỉ xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy...) thì các trường không cần thực hiện quy đổi.
Mục tiêu chính của việc quy đổi là để đánh giá năng lực thí sinh một cách công bằng giữa các phương thức xét tuyển, tuy nhiên không thể áp dụng một công thức quy đổi điểm chung cho tất cả các ngành và tất cả các trường.
Hiện nay, có hàng nghìn ngành, chương trình đào tạo khác nhau. Mỗi ngành, chương trình đào tạo lại có tính đặc thù riêng. Vì vậy, Bộ GD&ĐT không áp đặt một công thức cứng nhắc mà chỉ đưa ra một khung quy đổi điểm phổ biến, bao gồm các tiêu chí cơ bản như: Điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, điểm kỳ thi đánh giá năng lực/đánh giá tư duy… Trên cơ sở này, các trường có thể điều chỉnh mức quy đổi phù hợp với đặc thù của từng ngành, từng trường.
Để việc quy đổi bảo đảm khoa học, Bộ GD&ĐT đề xuất các trường có thể kiểm chứng lại mức quy đổi điểm bằng kết quả học tập của sinh viên. Theo đó, các trường đánh giá kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai để kiểm tra xem các nhóm sinh viên trúng tuyển theo các phương thức khác nhau có sự tương quan về năng lực hay không. Nếu một phương thức xét tuyển có điểm chuẩn thấp hơn, nhưng sinh viên lại có kết quả học tập tốt hơn, hoặc ngược lại điểm chuẩn cao hơn, nhưng sinh viên học yếu hơn thì có thể có sự chưa hợp lý trong cách quy đổi điểm. Dựa trên những dữ liệu này, các trường có thể điều chỉnh mức quy đổi điểm để phù hợp hơn với thực tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C

Nhận định trận Valencia vs Getafe: Lợi thế nghiêng về “Bầy dơi”

Nhận định trận Lazio vs Juventus: Đại chiến sống còn cho tấm vé Champions League

Nhận định trận Southampton vs Man City: “Ngân hàng điểm” khó cản bước tiến của The Citizens

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"

Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu

Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

“Cha tôi, người ở lại” tập 36: Căng thẳng bùng nổ - Nguyên nổi giận với mẹ, An vỡ mộng tình thân
