--> -->
Dòng sự kiện:

"Bát nháo" xe khách - Kỳ 1: “Diễu hành" bắt khách trên đường

03/03/2025 22:13

Chia sẻ
Dọc tuyến đường Giải Phóng gần Bến xe Giáp Bát lên tới khu vực Pháp Vân gần Bến xe Nước Ngầm, không khó để bắt gặp nhiều xe khách chạy kiểu “diễu hành” với tốc độ chậm hơn “rùa bò” để bắt khách dọc đường. Dù đã nhiều lần được phản ánh và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp xử lý nhưng tình trạng này vẫn tái diễn.
Lộn xộn tại các nhà ga đường sắt Nhổn - ga Hà Nội 10.000 đồng một bức ảnh trên đường hoa phong linh Hà Đông

Xe ô tô “diễu hành” từ Bến xe Giáp Bát tới Bến xe Nước Ngầm

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay sau khi rời bến xe Giáp Bát, hàng loạt xe khách liên tỉnh tuyến Hà Nội - Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình… bắt đầu di chuyển với tốc độ “rùa bò” chỉ khoảng 5 km/h, chậm chạp len lỏi suốt tuyến đường Giải Phóng để tranh thủ bắt khách. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng vào buổi chiều, nhất là những ngày cuối tuần khi nhu cầu đi lại tăng cao.

Không chỉ di chuyển siêu chậm dọc đường Giải Phóng, nhiều xe khách còn tiếp tục “lết” lên tận Bến xe Nước Ngầm và cả cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Vừa chạy, phụ xe vừa mở toang cửa, sẵn sàng đón khách và nhận hàng hóa ngay trên đường, bất chấp nguy hiểm. Các nhà xe như Hoàng Toàn, Tiến Dũng, Sơn Hà, Linh Ngân, Phiệt Học, Ngọc Hiến, Hải Phòng Travel, xe Việt Nam, Sao Star,… thi nhau “tuần hành” trên đường Giải Phóng.

Nhức nhối xe khách “diễu hành” trên đường gần bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm
Các nhà xe dừng đỗ trái phép trên đường Giải Phóng.

Cảnh tượng hỗn loạn này diễn ra phổ biến từ sáng tới tối, nhưng đông đúc nhất là vào khoảng từ 16-18h chiều, khi Hà Nội vào giờ cao điểm tan tầm. Khi những chiếc xe khách ì ạch bò trên đường để bắt khách, dòng phương tiện phía sau bị ùn ứ nghiêm trọng. Nhiều người phải phanh gấp, luồn lách để tránh va chạm. Trong khi đó, các phụ xe vô tư băng qua dòng xe cộ, tranh giành khách mà chẳng mảy may để ý đến nguy cơ tai nạn hay sự bất tiện mà họ gây ra cho những người tham gia giao thông.

Ngay tại bến đợi xe buýt trước cổng Bến xe Giáp Bát, phóng viên ghi nhận cảnh tượng hỗn loạn khi hàng chục xe khách ngang nhiên ghé vào, thậm chí dừng hẳn để phụ xe nhảy xuống mời chào, chèo kéo khách lên xe. Biển số của nhiều xe trong số đó được ghi nhận gồm: 18F-001.15; 18F-004.86; 18B-023.66; 18B-023.34; 35B-007.81; 35B-003.23; 35B-000.83; 38B-009.78; 35B-011-19; 17B-023.23;… Dù hoạt động này diễn ra công khai giữa ban ngày, nhưng dường như không có biện pháp nào thực sự đủ mạnh để ngăn chặn triệt để.

Chị M (23 tuổi, quê Nam Định), một hành khách thường xuyên đi tuyến Hà Nội - Nam Định chia sẻ, chị tránh vào bến xe vì sợ bị “cò mồi” bao vây. Theo lời chị, chỉ cần một người vừa bước xuống từ xe ôm hoặc taxi ngay trước cổng Bến xe Giáp Bát, lập tức hàng chục “cò” xe sẽ ập tới vây quanh, dồn dập hỏi: “Đi đâu?”, “Về đâu?”, rồi nhanh chóng dẫn người đó đến các xe liên tỉnh với mức “hoa hồng” 10.000 đồng/người.

“Mình đã từng bị dẫn tới các xe rất tệ, không phải xe mình muốn đi. Nhiều lần mình từ chối nhưng họ gần như bắt ép, thậm chí họ xách luôn hành lý của mình đưa thẳng lên xe và đẩy mình lên chuyến xe đó. Vì vậy, nên mình hơi sợ vào bến xe và chọn bắt xe ở bên ngoài bến”, chị M chia sẻ.

Khuất bóng cảnh sát giao thông là vi phạm

Các xe bắt khách sai quy định chỉ di chuyển khi có sự xuất hiện của cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông. Thậm chí, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều xe khách vẫn bất chấp dừng, đỗ và đón khách, đón hàng hóa ngay cả khi có sự hiện diện của xe cảnh sát cách đó không xa. Chỉ đến khi xe của lực lượng chức năng tiến đến gần hoặc loa phát thanh vang lên nhắc nhở, các xe mới miễn cưỡng lăn bánh. Nhưng một khi cảnh sát đi khuất, đâu lại vào đấy, đoàn xe tiếp tục di chuyển chậm chạp như “rùa bò” để săn khách dọc đường.

Nhức nhối xe khách “diễu hành” trên đường gần bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm
Tình trạng xe khách dừng đỗ đón khách trái phép lặp đi lặp lại.

Dù tình trạng này đã nhiều lần được phản ánh trên các phương tiện truyền thông và các cơ quan chức năng cũng đã tìm nhiều biện pháp để xử lý nhưng sự việc vẫn lặp đi lặp lại. Cuối năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch sửa chữa, cải tạo hạ tầng giao thông nhằm giảm ùn tắc, trong đó có việc lắp đặt hàng rào dọc tuyến đường Giải Phóng và trên các vỉa hè gần Bến xe Giáp Bát. Đồng thời, Thành phố cũng tăng cường hệ thống biển báo và tay vươn tại các điểm giao cắt nhằm hạn chế tình trạng dừng đỗ tùy tiện.

Những hàng rào mới được lắp đặt phần nào phát huy tác dụng, bởi ở những khu vực có rào chắn, không còn cảnh người dân đứng lố nhố đợi xe khách. Thế nhưng, chỉ cần có một khe hở, các nhà xe lập tức tận dụng, tạt vào để đón khách ngay lập tức. Các bến xe buýt giờ đây trở thành tụ điểm mới cho các xe khách dừng đỗ trái phép.

Dọc đường các xe khách đón trả khách cũng biến thành điểm tụ tập của các tài xế xe ôm, xe công nghệ. Nhiều tài xế xe ôm chực chờ tại các điểm dọc đường Lê Trọng Tấn và bên ngoài Bến xe Nước Ngầm cả ngày để chờ đợi khách xuống xe. Các tài xế đứng la liệt quanh khu vực này, thậm chí đứng đầy ở cả lối lên xuống đường vành đai 3, chỗ nối với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Mặc dù đã có những biện pháp mạnh tay được triển khai, thế nhưng sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Khi nào vấn nạn “cò mồi”, bắt khách trái phép còn tồn tại, thì cảnh tượng nhốn nháo, ùn tắc và nguy hiểm này vẫn sẽ tiếp diễn, gây bức xúc cho người dân và đe dọa an toàn giao thông trên những tuyến đường huyết mạch của Thủ đô.

Kim Quyên - Phương Mai

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm