
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Nghiên cứu chính sách tăng phúc lợi xã hội cho người dân
25/02/2021 17:42
Chiều 25/2, Thường trực Thành ủy Hà Nội nghe báo cáo và cho ý kiến về 10 Chương trình công tác toàn khóa XVII. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của các cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các chương trình công tác, đến nay, có dự thảo 2 chương trình đã được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua, sẵn sàng trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố xem xét, gồm: Chương trình số 01 về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025"; Chương trình số 10 về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025".
![]() |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo |
Tại hội nghị, Thường trực Thành ủy cho ý kiến sâu về tình hình xây dựng dự thảo 2 chương trình công tác để chuẩn bị trình Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến, đó là: Chương trình số 02 về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025" và Chương trình số 09 về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025". Thường trực Thành ủy cũng sẽ cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các chương trình còn lại.
Báo cáo Thường trực Thành ủy, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, dự thảo Chương trình số 03 về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025" sẽ được hoàn thiện trước ngày 25/3/2021 để trình Thành ủy.
Đối với Chương trình số 04 về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025", lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày mai 26/2, Ban Chỉ đạo chương trình sẽ họp, sau đó sẽ trình Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, dự thảo Chương trình số 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" sẽ bảo đảm tiến độ trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố vào khoảng ngày 22 đến 23/3.
Trong khi đó, dự thảo Chương trình số 07 về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025", lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, ngày 2/3, Ban Chỉ đạo sẽ thống nhất thông qua nội dung dự thảo chương trình để xin ý kiến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố và tổ chức các hội thảo xin ý kiến; phấn đấu đẩy nhanh hơn tiến độ chương trình trước ngày 15/3.
Thay mặt Thường trực Thành ủy, chỉ đạo chung về tình hình, tiến độ xây dựng dự thảo 10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu các Ban Chỉ đạo chương trình nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự thảo, bảo đảm đúng yêu cầu để Thành ủy ban hành toàn bộ các chương trình trong quý I/2021; tuy nhiên không vì tăng tiến độ mà lơ là chất lượng.
“Tất cả phải hướng tới mục tiêu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Đối với dự thảo Chương trình số 05 về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhận định, nội dung tốt nhưng cần đẩy nhanh hơn tiến độ hoàn thiện dự thảo chương trình. Trong đó, cần xác định thêm các dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn tới. Đồng chí lưu ý, cần xem xét tổ chức hình thành một trung tâm triển lãm tất cả các quy hoạch của thành phố gắn với công khai trên môi trường mạng để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.
Về Chương trình số 03, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, Ban Chỉ đạo chương trình cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình. Về thành phần Ban Chỉ đạo, đồng chí đề nghị ngoài đại diện các quận, nên có thêm đại diện các huyện đã được quy hoạch trở thành quận trong nhiệm kỳ này. Nội dung phải có ý nghĩa như một chương trình hành động, trong đó xác định cụ thể nhiệm vụ từng tháng, từng quý, từng năm; rõ nội hàm công việc, ai chủ trì, ai phối hợp, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc; tránh tình trạng chương trình công tác sao chép lại Nghị quyết Đại hội.
Về Chương trình số 04, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị rà soát các nội dung dự thảo, tập trung đi sâu vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; trong đó phải bám sát vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Cần đặc biệt lưu ý giải quyết dứt điểm vấn đề đất dịch vụ, lấn chiếm đất nông nghiệp.
Về Chương trình số 06, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Hà Nội có hệ thống di tích văn hóa, lịch sử rất phong phú, giàu giá trị, nên dự thảo chương trình phải làm rõ từng công việc giải quyết trước mắt và lâu dài để khai thác nguồn lực quan trọng này.
Về Chương trình số 07, Bí thư Thành ủy lưu ý cần bám sát vào chương trình hợp tác của thành phố với Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây để hoàn thiện nội dung dự thảo. Ngoài ra, dự thảo chương trình cần tham khảo thêm ý kiến của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về thành phố sáng tạo; làm rõ bao giờ hình thành mạng lưới sáng kiến Thủ đô, cơ chế vận hành thế nào; hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp của Thủ đô ra sao.
Đáng chú ý, đối với Chương trình số 08 về "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025", Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo, ngoài các chính sách về an sinh xã hội, nên nghiên cứu các chính sách nhằm tăng phúc lợi xã hội cho người dân. Ví dụ hiện nay, thành phố đang hỗ trợ người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mức 350.000 đồng/tháng, liệu có thể hạ thấp độ tuổi được hưởng chế độ và tăng số tiền hỗ trợ hằng tháng không? Hà Nội cũng nên tăng cường phát triển hệ thống hỗ trợ chăm sóc người già, người khuyết tật, người có công, người không nơi nương tựa...

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Hòa thất vọng trước Indonesia, tuyển futsal nữ Thái Lan đối mặt nguy cơ bị loại khỏi giải châu Á

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
