
Biến rác thải thành tài nguyên
25/08/2020 11:16
![]() | Hướng đến cách ứng xử văn minh với rác thải |
![]() | 10 đề xuất chung tay giảm rác thải nhựa |
![]() | Người dân Hà Nội hào hứng đổi rác lấy quà |
![]() |
Hoạt động "Đổi rác thải tái chế lấy quà tặng" do Công ty Urenco Hà Nội phối hợp với phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm tổ chức. |
Cách đây ít lâu, dư luận đặc biệt quan tâm đến tình trạng ùn ứ rác thải tại bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn). Theo đó, bãi Nam Sơn được đưa vào khai thác từ năm 1999 với hai giai đoạn cùng 18 hố chôn lấp rác thải. Cho tới nay, các hố này cũng gần đầy và theo kế hoạch, bãi sẽ ngừng tiếp nhận rác từ năm 2021.
Để xử lý hàng ngàn tấn rác mỗi ngày, Hà Nội cũng đã lên kế hoạch xây dựng đầu tư 4 nhà máy đốt rác phát điện gồm: Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn, công suất 4.000 tấn/ngày đêm; Khu xử lý chất thải Đồng Ké, huyện Chương Mỹ, công suất 1.500 tấn/ngày đêm; Dự án xử lý rác thải thu hồi điện Xuân Sơn, công suất 1.000 tấn/ngày đêm; Dự án khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng, công suất 500 tấn/ngày đêm.
Vấn đề đặt ra là, từ năm 2021, nếu dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn đúng tiến độ, trong số khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt của Hà Nội, tối đa 4.000 tấn rác sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện. Lượng rác thải còn lại, khoảng 3.000 tấn sẽ được xử lý bằng cách nào và ở đâu cho đến khi có các dự án xử lý rác thải sử dụng công nghệ mới thay thế vẫn là nỗi băn khoăn lớn.
Dẫn như vậy để thấy trong tương lai gần, câu chuyện xử lý rác thải vẫn còn khá nan giải. Và Hà Nội luôn chú trọng, quan tâm đến câu chuyện này, nỗ lực đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Song câu chuyện không thể chỉ nằm gói gọi ở một phía. Nói cách khác, để giải quyết vấn đề xử lý rác bên cạnh nỗ lực của chính quyền, phía người dân cần ý thức việc phân loại rác để thu gom và tái sử dụng rác được thuận lợi hơn, từ đó lượng rác thải sẽ được giảm thiểu.
Phải khẳng định, phân loại rác sinh hoạt tại nguồn có nhiều lợi ích, hoạt động này vừa tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Mỗi nước lại có một cách phân loại khác nhau. Nhưng mục đích cao nhất là có thể tái chế được rác để hạn chế thải ra môi trường.
Ở nước ta phân loại rác vẫn là một cuộc vận động, không quy định “cứng” công tác xử lý qua các điều luật bắt buộc. Chính vì vậy, tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân hiểu về lợi ích của phân loại rác thải tại nguồn là vô cùng quan trọng.
Cách đây ít lâu, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác song phương nhằm tiến tới thực hiện kế hoạch hành động và tổ chức Chương trình Phân loại rác tại nguồn kết hợp với Thu gom và xử lỷ rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020.
Theo nội dung đã thoả thuận, trong năm 2020, Urenco và Unilever Việt Nam sẽ hợp tác xây dựng đề án và các hành động cụ thể nhằm đồng bộ hóa khâu phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhựa trên địa bàn thành phố. Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông tại chỗ trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm nói riêng và kế hoạch truyền thông đại chúng nói chung. Đồng thời, thiết kế và lên nội dung, tổ chức tập huấn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân. Hướng dẫn cách thức thực hiện phân loại rác tại nguồn, từ đó thay đổi thói quen, hành vi cho người dân…
Sự phối hợp giữa 2 đơn vị trên là đáng hoan nghênh và có thể coi như một bước ngoặt, khẳng định sự thành công không thể thiếu vắng vai trò người dân. Thực tế, từng không ít chương trình, dự án xử lý rác thải được quảng bá một cách rầm rộ. Nhưng chỉ một thời gian sau, nó lặng lẽ chìm dần. Việc thực hiện thu hồi pin cũ lần đầu xuất hiện ở Hà Nội và một số thành phố khác cách đây khoảng 7 năm là ví dụ. Bài học sau sự thất bại của các dự án nằm ở chỗ không xác định rõ tầm quan trọng của người dân, người dân không trở thành một chủ thể thực sự thúc đẩy tiến độ các dự án.
Để rác có thể thành tài nguyên, thì phải bắt đầu bằng công việc đơn giản đầu tiên như đã nói: Phân loại rác thải tại nguồn. Các biện pháp phải tiến hành đồng bộ, thay vì "đánh trống bỏ dùi" như giai đoạn trước. Cùng với phân loại, phải xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích người dân tham gia, các doanh nghiệp đầu tư vào tái chế rác thải, xây dựng công nghiệp chế biến rác thải. Ðó mới là giải pháp căn cơ, có tính bền vững với xử lý rác thải./.

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/5: Mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/5: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh gây mưa dông diện rộng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/5: Ngày nắng gắt, chiều tối có mưa dông

Chủ động phát hiện và báo cáo kịp thời các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/5: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/5: Ngày nắng, chiều tối có nơi có dông

Chủ động các giải pháp ứng phó mùa mưa bão năm 2025
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
