
Bộ Công Thương: Nỗ lực thúc đẩy nội luật hóa các cam kết quốc tế
22/04/2021 15:13
Bộ Công Thương, với tư cách là cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghiệp và thương mại có trách nhiệm thực hiện công tác đối ngoại liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Những cam kết mở cửa thị trường không chỉ giới hạn trong phạm vi thương mại hàng hóa mà còn bao gồm thương mại dịch vụ, thậm chí có thể cả đầu tư, dịch vụ tài chính, sở hữu trí tuệ,…
![]() |
Bộ Công Thương đã tham gia ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế về thương mại và công nghiệp |
Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với các nền kinh tế lớn như Nhật Bản (2009), Chilê (2011), Liên minh hải quan Nga – Ca-dắc-xtan – Bê-la-rút (2015), Hàn Quốc (2015). Đối với các Hiệp định thương mại tự do đa phương, nổi bật nhất là với Liên minh châu Âu (2019), Việt Nam có thêm nhiều cơ hội khi tham gia vào thị trường kinh tế có quy mô trị giá 15.626 nghìn tỷ USD; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP (2018), bao gồm 12 nền kinh tế với gần 500 triệu dân (chiếm 6.8% dân số thế giới), tổng sản phẩm quốc nội toàn khối đạt mức 10.2 nghìn tỷ USD (Việt Nam chiếm 2.3%) tại thời điểm ký kết ước đạt 13% GDP toàn cầu.
Một dấu ấn khác đó là, Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực – RCEP ngày 15/11/2020, với sự tham gia của 10 nước ASEAN và 5 nền kinh tế lớn truyền thống - bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và NewZealand; ước tính quy mô nền kinh tế toàn khối đạt 25.8 nghìn tỷ USD (chiếm 29% tổng quy mô nền kinh tế toàn cầu), trong đó (Việt Nam chiếm khoản 1% so với toàn khối). Hiện tại, Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục đàm phán các hiệp định khu vực và song phương với nhiều đối tác khác.
Liên quan đến việc nội luật hoá các cam kết quốc tế, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản pháp lý nhằm nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý thực hiện các cam kết đúng lộ trình. Trong suốt quá trình đàm phán gia nhập và sau khi trở thành viên của WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn.
Đồng thời cho đến nay, Việt Nam đã thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập WTO thông qua rà soát và điều chỉnh toàn bộ hệ thống pháp luật trong nước cho phù hợp với cam kết. Đáng chú ý, qua đợt rà soát chính sách thương mại lần thứ nhất của Việt Nam trong khuôn khổ WTO diễn ra vào tháng 9/2013, Việt Nam được các nước thành viên WTO đánh giá cao nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, sự nghiêm túc trong việc thực thi các gói cam kết gia nhập WTO, nổi bật là việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình và cải cách toàn diện lĩnh vực dịch vụ.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Đã xác định được tài xế xe ô tô gây tai nạn trên đường Kim Giang

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
