
Bộ Công Thương sát cánh với Hà Nội để phát huy vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước
21/04/2020 08:20
![]() | Hà Nội kiến nghị giảm mức giãn cách xã hội sau 22/4 |
![]() | Hà Nội kiến nghị được áp dụng cơ chế đặc thù trong bồi thường, giải phóng mặt bằng |
![]() | Thủ tướng lưu ý Hà Nội tập trung xử lý 4 tồn tại kéo dài |
Ngày 20/4, phát biểu tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đánh giá rất cao sự chủ động, hiệu quả của cả hệ thống chính trị với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố và sự tham gia, ủng hộ của nhân dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
“Các đồng chí đã xây dựng kịch bản, kế hoạch hành động rất cụ thể và gắn với nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là công tác bình ổn thị trường, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ nhân dân”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc |
Trên “mặt trận” kinh tế, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, cần đánh giá kỹ lưỡng hơn đối với các chỉ số tăng trưởng của Hà Nội trong 3 tháng đầu năm, nhất là đánh giá những tác động của dịch Covid-19. Trước hết về tăng trưởng trong các lĩnh vực, trong đó có công nghiệp và xây dựng, mặc dù vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng song đây là mức tăng trưởng thấp, cụ thể, chỉ đạt 4,44 % so với mức tăng chung của cả nước là 5,8%.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Hà Nội là địa phương chịu tác động nhanh và mạnh hơn bởi các thị trường nước ngoài, cụ thể là thị trường xuất khẩu hàng hoá thể hiện qua chỉ số tăng trưởng xuất khẩu âm, trong khi đó độ tăng trưởng chung xuất khẩu của cả nước trong quý I/2020 là 7,5 %. Nhìn trên danh mục các sản phẩm xuất khẩu của Thành phố để thấy được những tác động rất mạnh, như: Mặt hàng nông sản giảm tới 27,9 %; mặt hàng linh kiện điện tử giảm tới 32,1 %; sắt, thép giảm 19,5%; phương tiện vận tải giảm 30,1%...
“Tất nhiên đây không phải là tất cả những ngành sản xuất chủ lực của Hà Nội, song cũng có những ngành chủ lực (điện tử, máy tính...) nên cần phải đánh giá lại những tác động của dịch bệnh để thấy rõ khó khăn của doanh nghiệp và có giải pháp cơ cấu lại các ngành này”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ.
Dù nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu gặp khó khăn, song theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, trong những tháng đầu năm, bức tranh kinh tế của Hà Nội cũng có nhiều điểm sáng, đơn cử như lĩnh vực thương mại nội địa đạt mức tăng trưởng là 7,4 %, dù đạt thấp hơn so với 10,2 % của cùng kỳ năm 2019 nhưng cao hơn mức tăng chung của cả nước là 4,7 %. Điều này cho thấy vai trò của Hà Nội là một trung tâm kinh tế, thương mại lớn, đặc biệt là trong khâu lưu chuyển hàng hoá.
![]() |
Buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 20/4/2020 |
Do vậy, Hà Nội cần tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối, bán lẻ, tạo dư địa phát triển của địa phương và đóng góp cho phát triển kinh tế chung của cả nước. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Hà Nội đã có hệ thống hạ tầng thương mại khá hoàn chỉnh và phát triển ở trình độ cao, tuy nhiên, với vai trò là trung tâm kinh tế, thương mại, cùng với nhu cầu thị trường còn rất lớn, Thành phố cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển thương mại bằng những giải pháp cụ thể. Đơn cử, có cơ chế, chính sách hỗ trợ và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hệ thống phân phối và hạ tầng thương mại; bố trí quỹ đất phục vụ cho phát triển hạ tầng thương mại; các giải pháp phát triển thương mại điện tử...
Bộ trưởng Bộ Công Thương tán thành với kiến nghị của lãnh đạo Hà Nội trong việc đề xuất có cơ chế đặc thù trong thu hút đầu tư hạ tầng và cho rằng, đây sẽ là đòn bẩy để Hà Nội tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh, nhất là các ngành công nghiệp công nghệ cao. Cùng với đó, Hà Nội cần phải có kế hoạch hỗ trợ phát triển, phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức; đồng thời xây dựng các kênh kết nối các doanh nghiệp lớn và liên kết các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao với các vùng khác trong cả nước và quốc tế. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch và các giải pháp phát huy vai trò của các làng nghề, trong đó, cần lưu ý đến công tác quy hoạch sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
“Trên cơ sở những nội dung quan trọng trao đổi trong cuộc họp này, trong phạm vi thẩm quyền cho phép, Bộ Công Thương sẽ làm việc với thành phố Hà Nội để cùng bàn giải pháp thực hiện các kiến nghị cụ thể cũng như nhiệm vụ chung của Thành phố”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Thú chơi xe máy cổ: Khẳng định một “chất chơi” riêng

Atalanta vs Roma: Cuộc chiến sống còn vì tấm vé Champions League

Giá vàng hôm nay (12/5): Ổn định ở cả trong nước và thế giới

LĐLĐ quận Hà Đông triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Venezia vs Fiorentina: Cuộc chiến sinh tử vì những mục tiêu trái ngược

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/5: Ngày nắng, đêm không mưa

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
