--> -->
Dòng sự kiện:

Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân chậm di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu vực nội đô

31/05/2021 22:40

Chia sẻ
Trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội về đề nghị tiếp tục di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; trường đại học, bệnh viện ra ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông khu vực nội đô, Bộ Xây dựng cho biết, công tác di dời là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai từ khâu lập quy hoạch, đề án di dời cho đến tổ chức thực hiện còn chậm do nhiều nguyên nhân.
Triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội: Giao nhiệm vụ cho Tổ cán bộ biệt phái hỗ trợ các Khu Công nghiệp và Chế xuất phòng, chống dịch Covid-19 Người dân sống chung với… ô nhiễm đến bao giờ?

Ngày 23/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Theo đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trong danh mục cần phải di dời ra ngoài nội thành với lộ trình và biện pháp di dời cụ thể được xác định phù hợp với điều kiện, địa điểm cụ thể và đặc điểm của từng cơ sở cần phải di dời, đảm bảo tính khả thi.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, Bộ Y tế chủ trì thực hiện đối với các cơ sở y tế cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân chậm di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu vực nội đô

Sau nhiều sự cố, nhiều người dân Hà Nội mong muốn sớm đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi khu vực nội đô.

Đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời; xây dựng danh mục công trình cần di dời cụ thể, đề xuất nguyên tắc phân nhóm tiêu chí, thứ tự di dời theo các giai đoạn trên địa bàn 12 quận nội thành, xác định lộ trình và tổ chức thực hiện. Bộ Y tế và Bộ Giáo dục cũng đã triển khai lập quy hoạch mạng lưới theo Nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Bộ Xây dựng, việc di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô thành phố Hà Nội là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai từ khâu lập quy hoạch, đề án di dời cho đến tổ chức thực hiện còn chậm do nhiều nguyên nhân.

Trong đó do có sự thay đổi về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan ảnh hưởng tới tiến độ lập quy hoạch, đề án di dời; quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn lực, bố trí nguồn vốn thực hiện trong khi công tác di dời đỏi hòi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn; sự chủ động, phối hợp thực hiện của các cơ quan có liên quan chưa cao…

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội, Bộ Xây dựng đang tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng để tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Bộ cũng tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô trong quá trình thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc điều chỉnh theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật.

Tuấn Dũng

Hạ gục Espanyol, Barcelona đăng quang La Liga 2024/25 với dấu ấn của Yamal

Trên sân của đối thủ cùng thành phố Espanyol, Barcelona đã giành chiến thắng thuyết phục 2-0 với dấu ấn từ tài năng trẻ Lamine Yamal. Kết quả này giúp đoàn quân của HLV Hansi Flick chính thức đăng quang La Liga mùa giải 2024/25 sớm hai vòng đấu. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là tín hiệu cho thấy một thời kỳ thống trị mới đang được xây dựng tại Camp Nou.

Giá xăng dầu hôm nay (16/5): Giá dầu thế giới giảm mạnh, trong nước tăng

Hôm nay (16/5), giá dầu thế giới trượt dốc khi thị trường kỳ vọng về một thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran có thể dẫn tới việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, qua đó mở đường cho nguồn cung dầu từ Iran quay trở lại thị trường toàn cầu. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,11 USD/thùng, giảm 3,01%, giá dầu WTI ở mốc 61,18 USD/thùng, giảm 3,10%.

Trận Genoa vs Atalanta: Hoàn thành mục tiêu chính của mùa giải

Vòng đấu áp chót của Serie A mùa giải 2024/25, diễn ra vào lúc 01h45 ngày 18/5, sân Luigi Ferraris sẽ là nơi chứng kiến cuộc chạm trán giữa Genoa và Atalanta. Đây là trận đấu mà về mặt thứ hạng, cả hai đội coi như đã hoàn thành mục tiêu chính của mùa giải: Atalanta chắc chắn kết thúc trong Top 3 và có vé dự Champions League, trong khi Genoa đã trụ hạng thành công và không còn nguy cơ xuống hạng trực tiếp.

Nhân lực công nghệ thông tin và bài toán chất lượng

Với hơn 74.000 doanh nghiệp đang hoạt động và trên 1,2 triệu lao động, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đang đóng vai trò trụ cột trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Dự báo đến năm 2030, lĩnh vực này có thể tạo ra 3 triệu việc làm, đóng góp quan trọng vào mục tiêu kinh tế số quốc gia đạt 74 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh triển vọng tăng trưởng ấn tượng là một thách thức ngày càng hiện rõ: chất lượng nguồn nhân lực CNTT chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành.
Xem thêm