
Ca khúc bolero nào hot nhất năm 2017
02/01/2018 08:22
![]() |
Ca khúc Con đường xưa em đi được nhắc đến nhiều trong năm 2017. |
Từ những cấm đoán của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, năm 2017, dòng nhạc Bolero bỗng nhiên 'có cớ' để thịnh hành trở lại. Dường như, ở thời điểm đó, sự xiết chặt của ngành quản lý càng khiến dư luận thêm yêu quý và say mê với những ca khúc thuộc thể loại này.
Tháng 4.2017, Cục NTBD gây sóng dư luận khi ra văn bản cấm lưu hành đối với 5 bản nhạc trước 1975. Trong đó, bao gồm các ca khúc như: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Thời điểm đó, lãnh đạo Cục NTBD cho rằng, các bài hát này có ca từ sai với bản gốc, nhiều nội dung không phù hợp với xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, sự cấm đoán của Cục NTBD đã làm dấy lên những tranh cãi gay gắt từ dư luận. Đa số công chúng đều lên tiếng bảo vệ và bênh vực cho những ca khúc đã từng nằm lòng và gắn liền với đời sống của người dân mấy chục năm nay.
Trong số những ca khúc bị cấm, Con đường xưa em đi được đánh giá là nổi tiếng nhất. Thời điểm đó, tên bài hát đã trở thành một từ khá hot trên các diễn đàn mạng.
Con đường xưa em đi là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Châu Kỳ. Theo lời kể của bà Kha Thị Đàng, vợ cố nhạc sĩ, bài “Con đường xưa em đi” được chồng bà sáng tác khi cùng vợ đi làm trên con đường mòn.
Tựa đề bài hát “Con đường xưa em đi” do nhà thơ Hồ Đình Phương, một người bạn thân của nhạc sĩ Châu Kỳ đặt sau khi viết lời cho bản nhạc này. Ca khúc ra đời trước năm 1975 và là một kỷ niệm của tuổi trẻ đối với họ.
Về những ca từ bị sai so với bản gốc, bà Kha Thị Đàng khẳng định, chính nhạc sĩ Châu Kỳ đã tự tay sửa lại lời ca khúc này cho phù hợp với xã hội hiện tại và đối tượng khán giả trẻ ngày nay.
![]() |
Bà Kha Thị Đàng. |
Việc sửa lại lời của bài hát xảy ra quãng năm 2006, 2007 trước khi vị nhạc sĩ già qua đời. Theo vợ cố nhạc sĩ, thời điểm ca khúc ra đời vẫn còn chiến tranh, nếu một số chỗ vẫn giữ nguyên lời như bản gốc thì sẽ không phù hợp với thời bình. Vì vậy, nhạc sĩ Châu Kỳ đã quyết định chỉnh lại một số chỗ cho phù hợp.
Cụ thể là câu “Chiến trường anh bước đi…” thành câu “Lối mòn anh bước đi…”, và câu “Nơi đây phiên gác canh dài…” thành câu “Nơi đây thao thức canh dài…”.
Bà Kha Thị Đàng khẳng định, bài hát này hoàn toàn là một sáng tác nói về tình cảm đôi lứa chứ hoàn toàn không đưa vấn đề chính trị hay chính trường vào trong ca khúc.
Theo Đào Bích/Lao động

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
