
“Cấm sóng” đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi lệch chuẩn: Cần làm mạnh tay!
19/04/2023 21:08
Văn hóa ứng xử |
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa thông qua Quyết định 512 về việc cập nhật Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, từ tháng 10/2023, nghệ sĩ và người có tầm ảnh hưởng (KOLs) vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng không tốt đến xã hội sẽ bị hạn chế các hoạt động: Phát sóng, biểu diễn, quảng cáo.
Các biện pháp xử lý là hạn chế xuất hiện trên sân khấu và trên mạng với các nghệ sĩ vi phạm pháp luật, có hành vi lệch chuẩn nhằm mục đích từng bước làm lành mạnh không gian mạng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, nhất là đối với giới trẻ.
Những quy định sắp tới hi vọng sẽ góp phần làm “trong sạch” môi trường hoạt động nghệ thuật.
![]() |
Trước sự ồn ào và phản ứng gay gắt của dư luận về nữ ca sĩ H.H, Ban tổ chức đêm nhạc “Người ấy gặp sẽ tốt hơn” (dự định tổ chức ở Quảng Ninh vào 22/4) đã thông báo hủy đêm diễn. |
Có thể nói, với những nghệ sĩ nổi tiếng, mỗi lời nói, hành động trong đời thường hay một bài viết, bình luận, hình ảnh đăng trên trang cá nhân đều có thể tạo ra hiệu ứng xã hội rất lớn.
Thế nhưng, thời gian gần đây, vẫn còn một số nghệ sĩ có những hành vi lệch chuẩn trong giao tiếp, ứng xử với công chúng; thiếu chuẩn mực trong lối sống; mắc bệnh “ngôi sao”; phát ngôn thô tục, phản cảm; xúc phạm, miệt thị, công kích đồng nghiệp trên mạng xã hội. Thậm chí, một số nghệ sĩ gạo cội phải thốt lên rằng: Chưa bao giờ, văn hóa ứng xử của người nổi tiếng trên mạng xã hội lại đáng báo động như hiện nay.
Trước những hành vi lệch chuẩn của một số nghệ sĩ, dư luận đã nhiều lần lên tiếng, đòi hỏi phải có chế tài phù hợp để làm trong sạch môi trường showbiz. Một cách tự phát, nhiều phong trào “tẩy chay” đã xuất hiện trên mạng xã hội để phản đối các nghệ sĩ có phát ngôn, hành vi bị cộng đồng lên án.
Tuy nhiên, dường như điều đó chưa khiến các nghệ sĩ “sợ”, bằng chứng là các vụ việc tương tự vẫn diễn ra, khiến dư luận đòi hỏi sự mạnh tay hơn nữa từ phía cơ quan quản lý.
Trao đổi về vấn đề trên, đạo diễn Huy Thuần bày tỏ sự ủng hộ đối với quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời cho rằng việc nâng cao văn hóa ứng xử của nghệ sĩ là rất cần thiết!
“Nghệ sĩ đương nhiên phải làm tròn nghĩa vụ của một người công dân. Nhưng với vai trò là người nổi tiếng thì ý thức của họ cũng phải cao hơn người bình thường. Vì họ không chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ với pháp luật mà còn với công chúng yêu mến họ”, ông Thuần nói.
Ông Thuần cũng cho hay, ngày nay các phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến rộng rãi, cùng với đó là những hội nhóm fanclub phát triển mạnh, dẫn đến một bộ phận nghệ sĩ ngộ nhận họ là “ngôi sao”, có ít nhiều sự ảo tưởng quyền lực.
“Các nghệ sĩ trẻ cần phải cẩn trọng hơn về hành vi, lời nói, cân nhắc kỹ lưỡng về các mối quan hệ trong đời sống cá nhân để sống đúng với đạo đức, chuẩn mực xã hội, phải luôn nhớ mình là một nghệ sĩ”, ông Thuần nhắn nhủ các nghệ sĩ trẻ.
Có cùng quan điểm, nhà thơ, chuyên gia truyền thông Nguyễn Phong Việt khẳng định quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục sắp được ban hành sẽ là công cụ quản lý cho những hành vi thiếu chuẩn mực của nghệ sĩ.
Theo ông Việt, nghệ sĩ là danh xưng cao quý, là hình tượng có tính dẫn dắt, lan tỏa trong xã hội, từ lối sống, xu hướng thời trang đến cách ứng xử. Những hành động dù đẹp hay chưa đẹp của họ đều tác động tới công chúng, người hâm mộ, nhất là thế hệ trẻ.
“Hiện tượng lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử của các nghệ sĩ và KOLs trên mạng xã hội được biểu hiện qua các xu hướng thường thấy như: Sử dụng lời lẽ thô tục trên mạng xã hội để gây sự chú ý, “câu like”, qua đó tăng tương tác trên mạng xã hội. Tiếp đó là lợi dụng tầm ảnh hưởng của bản thân để đưa ra những phát ngôn gây “sốc”,…”, ông Việt chỉ rõ.
Ông Việt cũng nêu lên một thực tế diễn ra thường xuyên trong thời gian qua đó là: “Nhiều nghệ sĩ có nhiều hành vi lệch chuẩn nhưng lại “hồn nhiên” cho rằng mình đang sử dụng các “kênh” cá nhân trên mạng xã hội như Facebook, Tik Tok,… chứ không hề phát ngôn trên các kênh chính thống như báo, đài,… nên không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, họ quên mất một điều rằng họ là người nổi tiếng, dù không vi phạm pháp luật nhưng lại vi phạm những chuẩn mực văn hóa mà điều này rất nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều thế hệ”.
Về vấn đề trên, tại một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... chế tài “cấm sóng” được xem là chế tài nặng nhất, hiệu quả nhất bởi nó đánh vào lợi ích của nghệ sĩ. Với họ, việc “cấm sóng” không chỉ là mất tiền, mà có khi còn là mất nghề do mất đi cơ hội xuất hiện trước công chúng, tên tuổi bị phai nhạt theo thời gian...
Hi vọng, với quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, các nghệ sĩ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong từng lời nói, hành vi, đừng để bị “nhận phạt” rồi mới thức tỉnh.
Cũng mong rằng các cơ quan quản lý cần chủ động tăng cường hoạt động giám sát và xử lý nghiêm những hành vi lệch chuẩn chứ không phải đợi đến lúc dư luận lên tiếng mới “ra tay”; xử lý cũng không phải theo kiểu “dĩ hòa vi quý”, chỉ như vậy mới mong có được môi trường hoạt động nghệ thuật lành mạnh, tích cực.
Tại Hội thảo về văn hóa ứng xử của nghệ sĩ với công chúng diễn ra tháng 2/2023, nghệ sĩ Ngọc Dương (Nhà hát Chèo Việt Nam) cho rằng, ngoài những điều luật do Nhà nước quy định về văn hóa ứng xử của nghệ sĩ với công chúng, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của nghệ sĩ có cũng cần phải có những chuẩn mực riêng. “Nếu chỉ làm theo những điều luật về văn hóa ứng của nghệ sĩ với công chúng mới dừng lại ở phần trách nhiệm. Còn lương tâm và lòng tự trọng của nghệ sĩ lại là vấn đề khác. Nghệ sĩ được ví là người của công chúng, từng lời ăn tiếng nói phải hết sức cẩn trọng. Nghệ sĩ gìn giữ hình ảnh không chỉ cho bản thân mà nói rộng ra còn là hình ảnh đại diện cho nền văn hóa của một dân tộc”, nghệ sĩ Ngọc Dương nhận định. |

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
