-->
Dòng sự kiện:

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

06/05/2025 17:32

Chia sẻ
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết ước tính với 100 triệu dân hiện nay và chi phí mỗi lần khám sức khỏe khoảng 250.000 đồng, ngân sách cần bố trí khoảng 25.000 tỷ đồng/năm để thực hiện chính sách khám sức khỏe định kỳ.
Cầu nối vững chắc giữ tổ chức Công đoàn với nữ đoàn viên, người lao động Ưu tiên khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trực tiếp tham gia sản xuất

Chia sẻ tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có thông tin liên quan lộ trình tiến tới miễn viện phí và khám sức khỏe cho mọi người dân theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cụ thể, ông Thuấn cho biết việc miễn viện phí toàn dân là chủ trương rất lớn, nhân văn, trong việc chăm sóc sức khỏe người dân. Đây không chỉ là chiến lược xây dựng dịch vụ y tế mà còn là mục tiêu ngành y tế đang quyết tâm thực hiện.

Việc thực hiện chủ trương này sẽ có tác động tích cực như tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm, tăng hiệu quả điều trị bệnh, sử dụng tối ưu, giảm gánh nặng tài chính cho người dân. Đồng thời, chính sách này cũng giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

“Sức khỏe tốt hơn đồng nghĩa với năng lực cao hơn, góp phần tăng GDP, giảm nguy cơ tụt hậu kinh tế. Miễn viện phí, ưu tiên cho đồng bằng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa sẽ tăng tiếp cận dịch vụ y tế đối với các đối tượng yếu thế, giảm chênh lệch giàu nghè”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có thông tin liên quan lộ trình tiến tới miễn viện phí và khám sức khỏe cho mọi người dân.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết theo định hướng trong giai đoạn 2026-2030, Bộ đặt mục tiêu 90% người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ dự phòng bệnh tật, theo dõi sức khỏe, tiêm chủng vaccine theo độ tuổi, đối tượng, khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh đa khoa tổng quát… ngay từ y tế cơ sở.

Đồng thời, 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm/lần. Trong đó, Thứ trưởng cho biết ước tính với 100 triệu dân hiện nay và chi phí mỗi lần khám sức khỏe khoảng 250.000 đồng, ngân sách cần bố trí khoảng 25.000 tỷ đồng/năm để thực hiện chính sách này.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đặt mục tiêu 100% người dân giai đoạn này được lập sổ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe trọn đời. Ngân sách Nhà nước tăng hỗ trợ chi phí bảo hiểm y tế (BHYT) để tiến tới 100% người dân có bảo hiểm y tế.

Đồng thời mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT, từng bước chi trả dịch vụ dự phòng khám sàng lọc, khám chữa bệnh.

Trong đó, từng bước giảm chi trả của người dân trong tổng chi tiêu dịch vụ y tế xuống dưới 20%, tỷ lệ đồng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT xuống dưới 10%.

“Hiện tại người dân vẫn đang phải chi ra khoảng 40-45% tổng chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh, theo khuyến cáo của WHO thì tỷ lệ này cần đạt dưới 30%”, ông Thuấn thông tin thêm.

Đến năm 2045, hệ thống y tế sẽ đáp ứng đẩy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, trong đó người dân không phải trả thêm chi phí BHYT khi khám chữa bệnh, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia hàng đầu về dịch vụ y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, hiện Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết để báo cáo Chính phủ, trình Bộ Chính trị Nghị quyết về đột phá chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Trong đó, đề xuất nhiều giải pháp y tế chăm sóc sức khỏe người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân.

Bộ cũng đang khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHYT để trình Chính phủ xem xét, ký ban hành, hiệu từ 1/7. Trong đó, Nghị định quy định một số nhóm đối tượng được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT, góp phần bao phủ BHYT toàn dân. Nghị định cũng quy định chi tiết phạm vị, quyền lợi mức hưởng của người tham gia BHYT.

Đồng thời, Bộ Y tế đang xây dựng để ban hành các thông tư quy định danh mục, tỷ lệ, mức và điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng của người người tham gia BHYT. Trong đó, quy định tăng tỷ lệ, mức thanh toán một số thuốc, thiết bị y tế theo hướng miễn phí cho một số đối tượng.

Về lộ trình, trong giai đoạn 2026-2030, Bộ sẽ nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện thí điểm một số chính sách như mở rộng quyền lợi gói dịch vụ y tế cơ bản để tăng lên 20-30% mức lương cơ sở (hiện nay là 15%), khám sức khỏe định kỳ, khám sàng lọc chẩn đoán, phát hiện sớm một số bệnh, một số đối t tượng có nguy cơ (theo độ tuổi, nghề nghiệp), tăng mức hưởng lên 100% đối với các đối tượng đang có mức hưởng 95%, có lộ trình tăng dần mức hường đối với đối tượng đang có mức hưởng 50%

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu mở rộng tỷ lệ, mức thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật, thuốc, thiết bị y tế đối với một số đối tượng, nhóm bệnh; thiết kế các quỹ thành phần của quỹ BHYT, gồm có quỹ khám bệnh, chữa bệnh, quỹ dự phòng và quỹ hỗ trợ cho một số trường hợp; liên kết giữa BHYT với Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035…

Trong giai đoạn 2030-2035, nghiên cứu để sửa đổi toàn diện Luật BHYT, hoàn thiện các chính sách, quy định, hướng dẫn để thực hiện miễn phí chăm sóc sức khỏe toàn dân bền vững, ổn định, lâu dài.

Phương Ngân

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.
Xem thêm