--> -->
Dòng sự kiện:

Căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có sổ đỏ

29/11/2021 10:23

Chia sẻ
Dưới đây là căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có sổ đỏ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Tiềm ẩn rủi ro nhiều người đứng tên trên một sổ đỏ Thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ mới nhất
Tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ giải quyết thế nào? Ảnh: M.H
Tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ giải quyết thế nào? Ảnh: M.H

Căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có sổ đỏ

Căn cứ này áp dụng khi tranh chấp về lối đi là tranh chấp đất đai.

Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra;

- Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đai đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho 01 nhân khẩu tại địa phương;

- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

- Quy định pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Cách giải quyết tranh chấp về lối đi không có sổ đỏ

Cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp về quyền mở lối đi qua

Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, khởi kiện. Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa các bên nên việc khởi kiện là phương thức có hiệu quả nhất.

Tranh chấp về quyền mở lối đi qua là tranh chấp dân sự nên thủ tục giải quyết được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự, bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện;

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý đơn;

Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm;

Bước 4: Xét xử sơ thẩm.

Cách giải quyết tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề

- Hòa giải: Bên thứ ba làm trung gian hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai chủ yếu là trưởng thôn, trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân phố, công chức địa chính hoặc đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Dù là khởi kiện hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết thì các bên tranh chấp phải hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất (theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013).

Theo Trang Thiều/laodong.vn

https://laodong.vn/bat-dong-san/can-cu-giai-quyet-tranh-chap-ve-loi-di-khi-khong-co-so-do-978227.ldo

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Futsal nữ Việt Nam vừa khép lại vòng đấu bảng Giải Futsal nữ châu Á 2025 với vị trí nhất bảng B, sau trận hòa chiến thuật 0-0 đầy toan tính trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Iran. Kết quả này không chỉ thể hiện sự tính toán sâu sắc từ ban huấn luyện mà còn đặt ra một thử thách lớn ở vòng tứ kết: Đương kim Á quân Nhật Bản.

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm