--> -->
Dòng sự kiện:

Cần lắm sự sẻ chia, giúp công nhân lao động tỉnh Bắc Giang vững tin chống dịch

02/06/2021 21:44

Chia sẻ
Trên 200.000 công nhân lao động tỉnh Bắc Giang phải nghỉ việc do cách ly y tế, do doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động liên quan đến dịch Covid-19; trên 50.000 công nhân lao động đang phải thực hiện cách ly tại khu nhà trọ… Hơn lúc nào, công nhân lao động tỉnh Bắc Giang đang rất cần sự quan tâm, chăm lo kịp thời để công nhân lao động yên tâm thực hiện cách ly, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao 3,4 tỷ đồng hỗ trợ công nhân lao động tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Hàng chục “Siêu thị 0 đồng” mở ra, giúp công nhân lao động tỉnh Bắc Giang vững tin chống dịch Hơn 51.000 công nhân lao động tỉnh Bắc Giang phải nghỉ việc thực hiện cách ly phòng, chống dịch

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, tính đến hết ngày 31/5/2021, số công nhân, viên chức, lao động bị dương tính với SARS-CoV-2 (FO) trên địa bàn tỉnh là 2.144 người; số công nhân, viên chức, lao động thuộc đối tượng tiếp xúc gần (F1) là 15.263 người; và số công nhân, viên chức, lao động thuộc đối tượng tiếp xúc (F2) là 48.136 người. Số công nhân, viên chức, lao động cách ly tại gia đình là 89.547 người.

Cần lắm sự sẻ chia, giúp công nhân lao động tỉnh Bắc Giang vững tin chống dịch
"Siêu thị 0 đồng" do Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang mở ra để hỗ trợ miễn phí cho công nhân lao động đang thực hiện cách ly y tế tại các khu nhà trọ.

Thống kê ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang cho biết: Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều bị ảnh hưởng, trong đó: 4 khu công nghiệp phải ngừng hoạt động từ ngày 18/5/2021; các doanh nghiệp khác ngoài khu công nghiệp được tiếp tục duy trì hoạt động, nhưng quy mô sản xuất phải thu hẹp do công nhân lao động bị cách ly tập trung hoặc cư trú trên các địa bàn bị cách ly, giãn cách xã hội không thể đến nhà máy làm việc; có trên 200.000 công nhân lao động phải nghỉ việc do phải cách ly, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động liên quan đến dịch Covid-19.

Trước khó khăn trên, nhằm kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức mở và duy trì hoạt động của 29 “Siêu thị 0 đồng” tại các thôn, xóm, kịp thời hỗ trợ công nhân lao động trong các khu nhà trọ ở khu vực cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội.

Trong đó, có 20 “Siêu thị 0 đồng” tại huyện Việt Yên, gồm các xã: Vân Trung (6 Siêu thị), Tăng Tiến (3 Siêu thị), Hồng Thái (2 Siêu thị), Quang Châu (4 Siêu thị), Thị trấn Nếnh (5 Siêu thị); 8 “Siêu thị 0 đồng” tại huyện Yên Dũng, gồm các xã: Tiền Phong (2 Siêu thị), Nội Hoàng (6 Siêu thị); và 1 “Siêu thị 0 đồng” tại xã Song Khê, thành phố Bắc Giang.

Ngoài 29 “Siêu thị 0 đồng”, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo thành lập các Tổ cứu trợ khẩn cấp, hoạt động thường trực 24/24h, thông qua các kênh điện thoại, zalo, facebook... để tiếp nhận thông tin. Ngay sau khi tiếp nhận và xử lý thông tin, Tổ cứu trợ khẩn cấp chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm đến những nơi công nhân lao động ở các khu nhà trọ đang bị cách ly, phong tỏa đang cần cứu trợ. Ở những nơi không tiếp cận trực tiếp được công nhân lao động, Tổ đã nhờ chủ nhà trọ hoặc lãnh đạo thôn đưa hàng hóa tới cho công nhân lao động. Đối tượng được Tổ cứu trợ đặc biệt quan tâm là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ mới sinh con và các cháu nhỏ trong những khu vực bị phong tỏa, cách ly.

Cần lắm sự sẻ chia, giúp công nhân lao động tỉnh Bắc Giang vững tin chống dịch
Ngay khi nhận được yêu cầu cần hỗ trợ từ công nhân lao động, Đội Cứu trợ khẩn cấp công nhân sẽ lên đường mang theo nhu yếu phẩm thiết yếu đến hỗ trợ kịp thời. Ảnh: CĐ KCN Bắc Giang

Như trong ngày 1/6, tiếp nhận phản ánh của người lao động, Tổ cứu trợ khẩn cấp đã kịp thời hỗ trợ đồ sơ sinh, sữa tươi, sữa bột, cháo và một số hàng hóa cho 2 nữ công nhân lao động mới sinh con, đang cách ly trong khu nhà trọ tại thôn My Điền, xã Quang Châu, huyện Việt Yên.

Tính đến nay, Tổ cứu trợ khẩn cấp đã cứu trợ cho 2.389 công nhân lao động với nhiều hàng hóa thiết yếu như gạo, mỳ tôm, sữa bột, sữa tươi, rau củ quả, nước khoáng, khẩu trang y tế... với tổng giá trị 268,75 triệu đồng.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hôm nay (2/6), ông Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang cho biết: Hiện nay, công nhân lao động ở các khu nhà trọ gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy, tỉnh rất cần hỗ trợ thêm các nhu yếu phẩm khác ngoài gạo, rau, như: Thực phẩm, gia vị, đồ khô, xà phòng, dầu gội, giấy vệ sinh...

Với mong muốn đồng hành với công nhân lao động tỉnh Bắc Giang trong phòng, chống dịch Covid-19, báo Lao động Thủ đô rất mong nhận được sự đồng hành của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, chung tay hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu, giúp công nhân lao động tỉnh Bắc Giang đang thực hiện cách ly vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, yên tâm thực hiện cách ly, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

B.D

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Xem thêm