
Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy
28/07/2025 09:54
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão |
Tại một nhóm trị liệu tâm lý có hơn 60.000 thành viên, mỗi ngày có hàng chục bài đăng từ người dùng ẩn danh chia sẻ tình trạng lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Ngay sau đó, rất nhiều tài khoản vào bình luận, đưa ra lời khuyên rồi chủ động liên hệ riêng, giới thiệu các gói trị liệu từ thiền, thôi miên, đến khai mở năng lượng.
Một người tự nhận là “chuyên gia” tại Hà Nội cho rằng, liệu pháp thôi miên quy hồi tiền kiếp là cách duy nhất để giúp người bệnh “buông bỏ tổn thương”. Gói trị liệu 3 tháng có chi phí 55 triệu đồng với 24 buổi online, thậm chí còn được hỗ trợ trả góp. Trong khi đó, một trang chuyên cung cấp dịch vụ “tâm lý trị liệu” quảng bá các buổi tư vấn với chi phí từ 250.000 đồng/giờ đầu, sử dụng những thuật ngữ như CBT, liệu pháp động lực, trị liệu gia đình… để tạo cảm giác chuyên nghiệp.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, khi được hỏi về bằng cấp chuyên môn, những người hành nghề thường chỉ đưa ra các chứng nhận tự học, bằng cử nhân hoặc thạc sĩ chưa được kiểm chứng, hoặc các chứng chỉ nước ngoài không rõ tính pháp lý. Theo quy định hiện hành, chỉ những người có bằng cấp chuyên sâu, được cấp phép và làm việc dưới sự giám sát mới được phép hành nghề trị liệu tâm lý tại Việt Nam. Việc hành nghề tự do, thiếu giám sát chuyên môn không chỉ vi phạm quy định mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn về sức khỏe tinh thần cho người sử dụng dịch vụ.
Nhiều nạn nhân từng chia sẻ trải nghiệm tồi tệ khi sử dụng các dịch vụ trị liệu “phi chuẩn”. Có người sau vài tháng theo đuổi các khóa học “chữa lành” với chi phí vài chục triệu đồng, không những không cải thiện mà còn rơi vào tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn do bị đổ lỗi, thao túng cảm xúc. Có trường hợp cho biết sau một thời gian trị liệu online bằng trò chuyện, thiền qua file hướng dẫn, họ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, bị gán ghép cảm xúc và “chiếu tướng tâm lý” bởi chính người trị liệu, khiến tình trạng tâm lý ngày càng xấu đi.
Không ít dịch vụ trá hình khác cũng mọc lên dưới mác “khai vấn - coaching” hoặc “khóa học chữa lành tâm trí”. Với những lời quảng cáo hấp dẫn như “kích hoạt tiềm thức”, “giao tiếp với linh hồn”, “thanh lọc năng lượng độc hại”, các lớp này thường dẫn dụ người học từ những buổi miễn phí ban đầu, sau đó lôi kéo tham gia các gói “cao cấp” có chi phí hàng chục triệu đồng. Đáng lo ngại, nhiều buổi học yêu cầu chia sẻ chi tiết các chấn thương tâm lý trong quá khứ rồi dùng chính những câu chuyện đó để dẫn dắt cảm xúc, hù dọa tinh vi rằng nếu không “thanh tẩy đúng cách”, người học sẽ gây hại cho chính người thân của mình.
Từ đầu năm 2024, một số tổ chức giám sát an toàn mạng đã ghi nhận hàng loạt phản ánh về hiện tượng các lớp “chữa lành”, “khai sáng tâm trí” có dấu hiệu thao túng tâm lý người học. Các cá nhân tổ chức lớp thường không công khai thông tin pháp lý rõ ràng, không có chứng chỉ y khoa hoặc tâm lý học chính quy. Ngôn ngữ quảng bá thường pha trộn tâm linh và tâm lý học, đánh mạnh vào tâm lý yếu đuối, dễ bị dẫn dắt.
Thực tế, theo số liệu từ Bộ Y tế, có tới 15 triệu người Việt Nam, tương đương 14,9% dân số đang phải đối mặt với ít nhất một dạng rối loạn tâm thần. Trong đó, chỉ khoảng 29% từng được điều trị đúng cách, cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng về dịch vụ hỗ trợ chính thống. Khoảng trống này vô tình tạo điều kiện cho “chợ đen tâm lý” trên mạng bùng phát, nơi người bệnh đặt cược niềm tin, tiền bạc và cả tinh thần vào tay những người không được đào tạo bài bản.
Theo các chuyên gia, để hành nghề trị liệu tâm lý, người làm việc cần được đào tạo chính quy, nắm vững kỹ thuật lâm sàng, có chứng chỉ hành nghề và chịu sự quản lý chuyên môn theo Luật Khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nhận thức về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam còn thấp, dẫn đến việc nhiều người né tránh đến bệnh viện và dễ bị thu hút bởi các phương pháp nghe có vẻ huyền bí, đầy hứa hẹn.
Vì vậy, người dân cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ trước khi tiếp cận bất kỳ dịch vụ tâm lý nào. Nên ưu tiên các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc trung tâm có giấy phép rõ ràng. Tránh gửi gắm tinh thần vào các lớp học, khóa huấn luyện thiếu minh bạch. Sự chữa lành thật sự không đến từ những lời cam kết hời hợt, mà đòi hỏi quy trình trị liệu bài bản, dựa trên chuyên môn khoa học và sự đồng hành có trách nhiệm.
T.An


Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ tạo nền tảng cho chính quyền số

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” tại Công đoàn Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng hơn 23.500 công nhân

Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”

Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Chi hội trưởng cựu chiến binh nhiệt tình với công tác Hội

Chợ xe máy cũ chùa Hà ế ẩm

Tri ân các Anh hùng liệt sĩ - Bồi đắp truyền thống yêu nước

Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ

Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025

Nơi điều dưỡng những thương binh "thời hoa lửa"

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Tránh bão cho xe ô tô
Tin đọc nhiều

Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Công đoàn Việt Nam: Tự hào 96 năm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp
