--> -->
Dòng sự kiện:

Cảnh giác khi mua hàng online

06/07/2021 10:22

Chia sẻ
Mua hàng online (là hình thức mua hàng trực tuyến thông qua mạng Internet) mang lại nhiều tiện lợi, nhưng nếu không tìm hiểu rõ ràng thì sẽ luôn là “cái bẫy” đối với người tiêu dùng. Để tránh rủi ro khi mua hàng online, người tiêu dùng cần phải nâng cao cảnh giác.
Mua hàng online thời dịch: Cẩn trọng với hàng giả, kém chất lượng Chặn rủi ro mua hàng qua mạng

Mua sắm qua mạng “hút” khách

Hiện nay, xu hướng mua hàng online ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều tháng qua, trong khi lượng khách đến mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh giảm đáng kể thì số lượng người mua hàng trên trang mua sắm online của các siêu thị, cửa hàng lại gia tăng.

Chị Nguyễn Mai Hương (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Trước đây, vào những ngày cuối tuần, gia đình tôi thường cùng nhau đi ăn tối, mua sắm, giải trí nhưng từ khi có dịch bệnh Covid-19, cả nhà ít tới những nơi đông người. Tôi chuyển sang mua hàng online vừa đỡ mất thời gian, vừa phòng tránh dịch bệnh”.

Cảnh giác khi mua hàng online
Người tiêu dùng cần cảnh giác khi mua hàng online.

Để “hút” khách mua hàng, nhiều siêu thị, cửa hàng đã tăng cường các hình thức tiếp thị, quảng cáo thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua sắm hàng hóa mà không cần trực tiếp đến siêu thị, đơn vị đã tăng cường hình thức mua sắm online để người tiêu dùng có thể ngồi ở nhà vẫn nhận được lương thực, thực phẩm, đồ tiêu dùng hàng ngày khi có nhu cầu. Tương tự, để thu hút người tiêu dùng tăng mua sắm qua kênh trực tuyến, các sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada… đã hợp tác cùng các đối tác đưa ra nhiều khuyến mại lớn, giảm giá.

Theo một số chủ cửa hàng, quán ăn ở trung tâm thành phố Hà Nội, số lượng đơn đặt mua hàng trực tuyến trong thời điểm xuất hiện dịch bệnh Covid-19 tăng từ 30 - 50% so với trước đây. Chị Thúy Hương, chủ một quán ăn trên đường Nguyễn Chí Thanh (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán lượng khách đến quán ăn có giảm nhưng đơn hàng đặt qua các ứng dụng Grapfood, Foody tăng đột biến. Trung bình quán bán khoảng 100 đơn/ngày, tăng gấp đôi, gấp ba so với trước khi có dịch bệnh.

Cẩn trọng khi mua hàng online

Mặc dù rất tiện ích song mua hàng online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không cẩn trọng người mua rất dễ “sập bẫy” của những đối tượng lừa đảo. Lợi dụng bản chất của việc mua hàng online, người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình thức và chất lượng của sản phẩm nên có không ít đối tượng đã tráo đổi sản phẩm khi giao hàng. Vì thế, rủi ro người tiêu dùng thường gặp nhất là hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo.

Theo luật sư Nguyễn Văn Dũng (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội): Để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng, trước khi mua hàng online, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận… Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm như: Nguồn gốc xuất xứ, tính năng... Khi nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ hàng hóa rồi mới thanh toán tiền. Khi mua, nhận hàng từ các trang bán hàng trực tuyến, người mua cần giữ lại các chứng từ liên quan để có cơ sở giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Trong trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người dân trình báo sự việc với cơ quan công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

Theo quy định pháp luật hiện hành thì tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản khách hàng có thể xem xét xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cụ thể như trường hợp của em Đức Anh (14 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm). Vào cuối tháng 3/2021, em vào một trang Facebook mua 3 cái áo trị giá 1,7 triệu đồng, khi nào nhận hàng thì trả tiền. Tuy nhiên lúc nhận hàng, em đã chủ quan không mở gói hàng ra xem mà lại thanh toán tiền trước. Khi người giao hàng vừa đi khỏi, Đức Anh mới “tá hỏa” khi mở gói hàng ra thấy 3 cái áo cũ, không đúng như hình quảng cáo. Khi em liên hệ yêu cầu trả lại hàng thì được chủ tài khoản trên lấy lý do không biết sử dụng dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại, rồi sau đó khóa tài khoản Facebook nên em không liên lạc được.

Một người tiêu dùng khác là chị Mai Anh (quận Cầu Giấy) cũng cho hay, chị có đặt hàng trên sàn thương mại điện tử. Sau khi nhận hàng, chị phát hiện sản phẩm giao không đúng với đơn hàng mà chị đã đặt. Ngay lập tức chị đã kiểm tra tiến độ đơn hàng của mình trên sàn thương mại điện tử thì thấy đơn hàng vẫn đang trong tình trạng đóng gói, chờ chuyển đi. Như vậy, thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng của chị đã bị đối tượng xấu thu thập và sử dụng cho mục đích lừa đảo…

Có thể thấy, mua hàng online đang nở rộ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Song bên cạnh những lợi ích thiết thực thì giao dịch qua thương mại điện tử vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà phổ biến nhất là bị đánh cắp thông tin cá nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hay mua phải hàng giả, hàng nhái…

Để tránh rủi ro cho người tiêu dùng, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo, người mua hàng trực tuyến không nên chia sẻ, tiết lộ các thông tin cá nhân, các thông tin về đơn hàng của mình cho các đối tượng không có liên quan, hoặc đối tượng có thể lợi dụng thông tin này để lừa đảo, xâm hại người tiêu dùng. Trước khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng; có thể thông qua các công cụ tìm hiểu, các đánh giá về cửa hàng và sản phẩm… để tăng mức độ hiểu biết, hỗ trợ cho quyết định đặt hàng của mình. Đồng thời, lựa chọn giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử có uy tín, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử đã được Bộ Công Thương, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, cho phép hoạt động.

Điều 9, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định, người tiêu dùng khi mua hàng hóa cần tuân thủ các quy định: Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cũng có thể liên hệ với Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, đầu số 1800.6838, để được tư vấn các quy định pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm./.

H. Phong

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Futsal nữ Việt Nam vừa khép lại vòng đấu bảng Giải Futsal nữ châu Á 2025 với vị trí nhất bảng B, sau trận hòa chiến thuật 0-0 đầy toan tính trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Iran. Kết quả này không chỉ thể hiện sự tính toán sâu sắc từ ban huấn luyện mà còn đặt ra một thử thách lớn ở vòng tứ kết: Đương kim Á quân Nhật Bản.

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm