--> -->
Dòng sự kiện:

Cầu vượt, hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị “lãng quên”?

02/11/2021 18:24

Chia sẻ
Được xây dựng với mục đích đảm bảo an toàn giao thông, cùng nguồn đầu tư và chi phí xây dựng lớn, cầu vượt và hầm bộ hành đã từng được coi là giải pháp để giảm thiểu tối đa ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Tuy nhiên, hiện tại, không mấy người sử dụng cầu vượt và hầm bộ hành.
Ra gầm cầu tập đánh golf, cụ ông nhận biên lai phạt 1 triệu đồng Những công trình làm thay đổi diện mạo Thủ đô Dừng xe trên cầu vượt khi trời mưa: Người dân vẫn lờ luật
Cầu vượt, hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị “lãng quên”
Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Giảng Võ không có người đi lại

Mặc dù được đầu tư xây dựng lên tới hàng tỷ đồng, thế nhưng hiệu quả từ những cầu vượt và hầm bộ hành đem lại gần như chưa đáng kể. Trong đó, phải kể đến cầu vượt bộ hành trên đường Giảng Võ (quận Ba Đình).

Tuy được xây dựng hiện đại nhưng do việc lựa chọn địa điểm có lưu lượng người và xe cơ giới qua lại không đáng kể, hay ngay gần đó đã có vạch kẻ sẵn dành cho người đi bộ nên dẫn đến tình trạng cây cầu trở nên “ế khách”. Hơn nữa theo thời gian, cây cầu xuống cấp, nhiều chỗ gỉ sét mà không được bảo trì khiến những người sử dụng càng thêm “ngó lơ”.

Cầu vượt, hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị “lãng quên”
Bên ngoài hầm bộ hành ở đường Lê Duẩn trở thành nơi để xả rác bừa bãi, thiếu thẩm mỹ

Vô số cầu vượt và hầm bộ hành đã bị lấn chiếm làm quán bán hàng rong, làm nơi để tụ tập và diễn ra những tệ nạn xã hội, vấn đề vệ sinh không đảm bảo đã nói lên tình trạng đáng báo động trong việc quản lý cầu vượt và hầm bộ hành của cơ quan các ngành, các cấp.

Nhiều cầu vượt, hầm bộ hành trên địa bàn Hà Nội còn đặt vị trí sai, chưa xem xét cụ thể, đánh giá bao quát nên không phù hợp với nhu cầu người dân. Đặt đúng thì đường dẫn không hợp lý, ngoằn ngoèo gây khó khăn cho người đi bộ và làm hạn chế việc tiếp cận được với người già, người tàn tật.

Cầu vượt, hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị “lãng quên”
Hầm dành cho người đi bộ ở Ngã Tư Sở xuống cấp, ít người đi

Cầu vượt trên đường Nguyễn Trãi, điểm có nhiều người đi bộ tham gia giao thông trong giờ cao điểm, nhưng thay vì đi lên cầu, họ lại lựa chọn băng qua đường.

Chị Nguyễn Thu Quỳnh (quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Sử dụng cầu vượt tốn thời gian, nghĩ đến cảnh trèo cầu thang dài như kia thôi đã mệt và chóng mặt rồi, đành lựa chọn băng qua đường cho nhanh với tiện hơn nhiều, cũng chẳng thấy phạt gì nên mình cứ đi thôi”.

Cầu vượt, hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị “lãng quên”
Cầu vượt trên đường Nguyễn Trãi nhiều chỗ hoen gỉ, vắng bóng người qua lại trong giờ cao điểm

Từ sự thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân và chế tài xử phạt những hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe, đã tạo ra nguyên nhân chính khiến cầu vượt, hầm bộ hành bị “lãng quên”.

Cầu vượt, hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị “lãng quên”
Đây từng là địa điểm cầu vượt đường bộ ở đường Cầu Giấy nhưng nay đã chuyển đổi để làm nhà ga

Việc triển khai mục tiêu, biện pháp để cải thiện tình trạng “vắng khách” của cầu vượt và hầm bộ hành là vấn đề cần thiết. Thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền về những quy định trong Luật tham gia giao thông đường bộ nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

Bên cạnh đó, phải thực hiện nghiêm túc chế tài xử phạt, mang tính răn đe đối với người không chấp hành đúng quy định. Các dự án xây dựng cũng nên xem xét chính xác việc đồng bộ các cầu vượt, hầm bộ hành với cơ sở hạ tầng xung quanh để đáp ứng đúng nguyện vọng và nhu cầu sử dụng của người dân.

Mặt khác, mỗi người dân phải tự giác, thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Một khi ý thức được cải thiện thì cầu vượt, hầm bộ hành sẽ mang lại hiệu quả tích cực, đúng với nhiệm vụ được đề ra.

Quỳnh Trang

Hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn là nền tảng để xây dựng một Việt Nam số an toàn, nhân văn, thịnh vượng; là công cụ chiến lược để nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án

Ngày 16/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" đối với hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Vương.

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Nông nghiệp

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, chiều 16/5, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đã đến thăm, tặng quà cho công nhân lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và LĐLĐ quận Đống Đa có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động.

Lan toả hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Dù là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội lại là một điểm sáng trong việc thực hiện các chính sách chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Từ một tập thể chưa có tổ chức Công đoàn, đến nay, Công đoàn công ty đã trở thành chỗ dựa vững chắc, nơi người lao động có thể gửi gắm niềm tin, ý kiến và kỳ vọng.

Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào

Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Trước diễn biến khó lường của giá vàng, nhiều người dân tại Hà Nội đã tranh thủ mua vào để tích trữ.
Xem thêm