
Chấp nhận đóng cửa phòng dịch, nhiều quán ở Hà Nội tìm cách kinh doanh online
24/02/2021 07:00
Vẫn nhiều quán bia không tuân thủ quy định phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội: Thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm phòng chống Covid-19 |
Thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, từ 0h ngày 16/2, thành phố Hà Nội yêu cầu tạm đóng cửa các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thuộc mặt hàng thiết yếu. Theo đó, các quán ăn vỉa hè, quán karaoke, quán cà phê… đều đóng cửa, tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch.
Ghi nhận của phóng viên tại các tuyến phố tập trung đông đúc cửa hàng ăn, quán cà phê như: đường Trần Thái Tông, đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội); đường Vũ Phạm Hàm, Trần Duy Hưng (quận Thanh Xuân); đường Phạm Ngọc Thạch, đường Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa)… trong ngày 23/2, nhiều quán vẫn trong tình trạng “của đóng then cài” từ trước Tết đến nay. Không chỉ vậy, có những quán ăn, nhà hàng có không gian rộng, không thuộc diện cấm hoạt động vẫn đóng cửa im lìm.
![]() |
Dãy phố kinh doanh tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch. |
Không còn cảnh ăn uống ồn ào, tụ tập náo nhiệt, có những quán đã dán thông báo đóng cửa phòng dịch Covid-19, hẹn khách "ngày 21/2 bán lại bình thường", nhưng đến ngày 23/2, cửa hàng vẫn đóng chặt không người ra vào.
Cũng trong tình trạng đóng cửa hoàn toàn gần chục ngày qua, chị Nguyễn Thu Trang (chủ quán Trang – Cafe, 4D Đặng Văn Ngữ) cho biết, năm nay, từ sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán cửa hàng chị chỉ mở cửa lấy ngày vào mùng 4 Tết, còn lại đóng cửa không bán hàng. Mặc dù việc này ảnh hưởng nhiều đến doanh thu nhưng của quán cũng vui vẻ cũng phải chấp nhận để phòng dịch.
"Đáng lẽ quán sẽ đón khách trở lại sau ngay dịp nghỉ Tết nhưng trong khoảng thời gian dịch Covid-19 bùng phát nên quán tôi hiện giờ vẫn chưa kinh doanh trở lại. Mặc dù có thể bán đồ uống cho khách đến lấy mang đi nhưng lực lượng chức năng phường tuyên truyền các quán bán đồ ăn, đồ uống nên phòng chống dịch triệt để nhất có thể nên quán tôi cũng không mở cửa bán nữa", chị Trang cho biết.
![]() |
Một số quán quá ngày hẹn bán trở lại nhưng vẫn đóng cửa im lìm. |
Khi được hỏi về thời gian mở cửa trở lại, chị Trang cho hay cửa hàng chưa có lịch cụ thể. "Khi nào có chỉ đạo các quán được phép kinh doanh trở lại thì cửa hàng mới quay lại hoạt động", chị Trang chia sẻ thêm.
Việc tạm đóng cửa một thời gian dài khiến doanh thu của nhiều cửa hàng ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh những cửa hàng đã đóng cửa từ trước nghỉ Tết đến giờ chưa mở lại, một số cửa hàng vẫn cố duy trì hoạt động, đẩy mạnh hướng kinh doanh online, giao hàng tận nhà để giữ khách. Dù lượng đơn hàng giao đi tăng lên đáng kể so với khoảng thời gian trước nhưng vẫn không thể bù được doanh số thiếu hụt khi không phục vụ khách hàng tại quán.
![]() |
Quán cà phê chấp hành tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của Thành phố. |
Đối với cửa hàng của chị Trang, thay vì để khách đến tận nơi, tập trung một chỗ đợi lấy đồ, quán chị chuyển sang hình thức bán hàng quảng cáo trên facebook và giao tận nơi cho khách. “Cách thức kinh doanh kiểu này cũng tạm duy trì cuộc sống. Có thể doanh thu không thể cao nhưng nếu không chấp hành để dịch bệnh lan tràn thì còn ảnh hưởng nhiều hơn”, chị Trang tâm sự.
Không chỉ riêng chị Trang, theo khảo sát, các quán ăn, nhà hàng, quán cà phê tại Hà Nội sau khi có lệnh đóng cửa đã đẩy mạnh khâu bán hàng online và giao hàng tận nhà bằng nhiều ưu đãi.
![]() |
Đẩy mạnh kinh doanh online và bán hàng mang về. |
Theo anh Phan Anh Dũng, chủ một quán trà sữa trên đường Trần Quốc Vượng (quận Cầu Giấy, Hà Nội): "Từ 2 đợt dịch trước quán đã rút ra một số kinh nghiệm vừa kinh doanh vừa đảm bảo phòng chống dịch. Do quán có diện tích nhỏ nên không thể kê bàn giãn cách hay lắp vách ngăn, vì vậy phương thức giao hàng được ưu tiên số một.
Để làm được điều đó quán đã mạnh tay quảng cáo giao hàng miễn phí trên các ứng dụng đặt đồ ăn, dán tờ rơi quanh cửa hàng không nhận khách ngồi tại chỗ. Nhờ đẩy mạnh phương thức này mà quán mới có thể duy trì. Đến nay chỉ mong sao dịch bệnh sớm qua đi để mọi hoạt động buôn bán lại quay trở lại bình thường", anh Dũng nói.

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
