--> -->
Dòng sự kiện:

Chuyện về bản người Mông khai hoang, vỡ đất trên đỉnh Pha Đin

02/02/2022 21:22

Chia sẻ
Với sự giúp sức của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những năm qua, đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên đỉnh đèo Pha Đin (tỉnh Điện Biên) dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đời sống kinh tế ổn định, phát triển dòng tộc và tỏa đi muôn nơi đúng nghĩa như tên gọi: “Tỏa Tình”.
Những chuyện kỳ lạ quanh chân đèo Pha Đin Rét đậm, rét hại xuất hiện ở vùng núi, có băng giá ở đèo Pha Đin

Đi tìm miền đất hứa

Những ngày cuối năm, chúng tôi ngược Quốc Lộ 6 hướng đến xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Càng gần trung tâm xã, tầm mắt bị che khuất và khó đi hơn bởi đâu đâu cũng phủ lớp sương mù dày đặc, giăng kín lối.

Trong ngày đông giá, nhìn từ trên cao, bản làng cũng chìm trong màn sương, thi thoảng làn khói bếp từ những mái nhà mới dựng bay lên, uốn lượn như bức tranh sơn dầu hữu tình, yên bình. Sương nặng dần, tạo thành hơi nước đọng lại thành hạt, rơi lộp độp bên hiên nhà, đều đặn giống như nhịp sống bao đời nay của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Chuyện về bản người Mông khai hoang, vỡ đất trên đỉnh Pha Đin
Người dân vỡ đất, trồng trọt, canh tác trên đỉnh Pha Đin.

Trong ngôi nhà gỗ rộng rãi, sạch sẽ mới dựng còn phảng phất mùi sơn, ông Mùa Giàng Páo (gần 90 tuổi), bản Lồng, xã Tỏa Tình hồi tưởng câu chuyện mà cha ông mình đã kể lại: Trước đây, cũng bởi tập quán canh tác lạc hậu mà cha ông tôi thường xuyên bỏ đất, phá rừng làm nương rẫy.

Mỗi lần di cư là một lần dắt díu vợ con và cả gia tài đeo trên lưng. Sau những cuộc di cư mỏi mệt ấy, đến đỉnh Pha Đin người Mông quyết định dừng chân và hình thành nên cộng đồng bản Mông. Đến ông Páo cũng là đời thứ 7 của dòng họ Mùa sinh sống trên mảnh đất này…

Lý giải về tên gọi vùng đất mình đang sinh sống, ông Páo cho biết ngày trước, Tỏa Tình có tên “Ta Tiến”, theo tiếng Thái thì “Ta” có nghĩa là nước, “Tiến” có nghĩa là ong. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi ở khu vực này trước là một khe nước rất lớn, có nhiều ong. Người dân tộc Thái ở xã Quài Nưa của huyện thường lui tới đó lấy măng, hái rau, rồi đặt cho bản là “Ta Tiến”.

Chuyện về bản người Mông khai hoang, vỡ đất trên đỉnh Pha Đin
Ông Mùa Giàng Páo (người ở giữa) hồi tưởng câu chuyện của cha ông.

Khi dòng tộc của gia đình ông di cư từ Mù Cang Chải đến đây đã phiên âm không chuẩn nên đọc lệch thành Tủa Tình. Theo tài liệu được ghi chép lại, trước khi cách mạng thành công, đây còn là nơi nuôi dấu cách mạng cẩn mật, quân đội ta đã nhiều lần chặn đánh quân địch, cắt đứt con đường định tiến vào Điện Biên - Lai Châu thành công. Đội xung phong Quyết Tiến - 1 trong 4 đội võ trang tuyên truyền chủ yếu của liên khu 10, thành lập ngày 15/3/1948, gồm 116 cán bộ, chiến sỹ do đồng chí Lý Bạch Luân và Trần Hồng Quân chỉ huy là một điển hình về các cuộc chiến chia rẽ, phá bốt đồn địch tại nơi này.

Sau cách mạng hoàn thành, cuộc sống của người Mông nơi đây ổn định rồi tỏa đi các muôn nơi ở Tây Bắc. Dòng họ Mùa cũng không ngoại lệ, cứ thế sinh sôi, nảy nở và an cư ở Tỏa Tình, rồi đến xã Pú Nhung và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Bởi vậy, mà người dân đã đặt tên cho nơi đây là Tỏa Tình”, ông Páo tự hào.

Vỡ núi, khai hoang xây dựng cuộc sống mới

Là vùng đất có đồi núi cao chiếm phần lớn diện tích nên khi quyết tâm định cư trên đỉnh Pha Đin, người Mông ở Tỏa Tình đã không quản gian khó mà bắt tay ngay vào công cuộc vỡ núi tra hạt.

So với nhiều vùng đất khác mà họ từng đi qua, Tỏa Tình quanh năm có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ khá thấp và mùa đông thường lạnh giá, thậm chí xuất hiện sương muối. Do vậy, ngoài cây lương thực chính như lúa, ngô, người dân đã mạnh dạn trồng thêm nhiều loại cây khác như: Cà phê, sa nhân, sơn tra… và hy vọng những cây trồng này sẽ biến khó khăn thành lợi thế và phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng.

Ngoảnh lại đã 7 đời người, bước chân người Mông đi đến đâu, đất rừng được khai khẩn, biến thành nơi chăn nuôi, trồng trọt đến đó. Dần dần, những ngôi nhà gỗ mái xanh, mái đỏ lần lượt được dựng lên xung quanh triền núi, hình thành cộng đồng thôn, bản.

Ông Lê Ngọc Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Tỏa Tình cho biết: “Thay vì bỏ hoang đất, người dân Tỏa Tình tận dụng mọi nơi để trồng sa nhân, khóm bên hiên nhà, lưng chừng núi, khóm trên nương hay xen kẽ dưới tán rừng. Đến nay, xã là một trong những địa phương có diện tích sa nhân lớn nhất tỉnh với hơn 120ha sa nhân và trở thành “thủ phủ” của loại cây dược liệu quý này”.

Không dừng lại ở đó, người Mông Tỏa Tình còn tự ươm trồng và sử dụng giống cà phê chè Catimor. Chẳng phụ công người chăm bón, cây cà phê phát triển xanh tốt, quả sai trĩu cành dù chủ yếu trồng theo kinh nghiệm, không tạo bậc thang, không trồng theo đường đồng mức. Từ vài ba héc ta ban đầu, bà con đã nhân rộng diện tích 370,6ha tập trung ở 4 bản: Chế Á, Hua Xa A, Hua Xa B và Háng Tàu. Nhờ đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, đến nay tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã cũng giảm đáng kể.

Chuyện về bản người Mông khai hoang, vỡ đất trên đỉnh Pha Đin
Người dân xã Tỏa Tỉnh thu hoạch cà phê.

Bền bỉ liên tục trong nhiều năm, chính quyền huyện Tuần Giáo luôn đồng lòng, chung sức chia sẻ gian khó với đồng bào Mông trên đỉnh Pha Đin. Những con đường được bê tông hóa; những công trình trường, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, điện lưới quốc gia thắp sáng bản làng... là minh chứng góp phần quan trọng nâng cao đời sống của người dân.

Đáp ơn Đảng, Nhà nước, không chỉ cần cù, chịu khó lao động sản xuất, người Mông trên đỉnh Pha Đin còn luôn đoàn kết, đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh trật tự. Năm 2021, xã được lựa chọn để xây dựng điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của huyện. Ngoài ra, người Mông luôn giữ gìn nhiều bản sắc dân tộc, trong đó có cả văn hoá vật thể, phi vật thể.

Dù cuộc sống hiện đại ngoài kia đã và đang có nhiều biến đổi tác động không nhỏ đến đời sống hàng ngày, song văn hoá của bà con luôn được bảo tồn, làm giàu và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong kho tàng văn hoá đa dạng và phong phú đó, lễ hội truyền thống luôn đóng vai trò không thể thay thế. Tiêu biểu là lễ Gầu Tào, Nào Sồng hay Nào Cống và ăn Tết; mỗi một lễ hội đều thể hiện tính cộng đồng riêng một các sâu sắc và mang đậm giá trị văn hóa… Tất cả đã viết lên bài ca “vỡ đất” tự hào của đồng bào dân tộc Mông trên đỉnh Pha Đin.

Lê Thắm - Phương Mai

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Trong một không gian nhẹ nhàng, khoáng đạt, gần gũi và thân tình, không có văn bản, giấy tờ hay báo cáo, tham luận, chỉ có những câu chuyện từ thực tiễn, các cán bộ Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp huyện Gia Lâm đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, bài học quý báu về hoạt động công đoàn.

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, vẫn có những điều bình dị mà tử tế lặng lẽ diễn ra mỗi ngày. Đó là những nhân viên phục vụ, lái xe buýt âm thầm gieo những mầm thiện lành giữa dòng xe xuôi ngược, góp phần tô điểm cho bức tranh đẹp đẽ của Hà Nội mỗi ngày.

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2025 với chủ đề: “Tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Xem thêm