--> -->
Dòng sự kiện:

Có thể chuyển nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu?

26/08/2020 10:32

Chia sẻ
Ông Phạm Quang Thành (Hà Nội) hỏi: Tôi đang tham gia bảo hiểm xã hội theo cơ quan ở quận Ba Đình, bảo hiểm y tế đăng ký khám tại Bênh viện Hồng Ngọc. Nay tôi muốn chuyển nơi đang ký khám ban đầu về một trong số các bệnh viện (như Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, Bệnh viện Xây Dựng, Bệnh viện 198 Bộ Công an, hoặc Bệnh viện Đống Đa) cho gần nơi cư trú của gia đình tôi. Vậy tôi có chuyển đổi được không, thủ tục chuyển đổi như thế nào?
Thêm 3 trường hợp được thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Quy định mới về giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Mở thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
5655 0235 28946744 894327287393915 1509337848 o
Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu của quý, nếu đảm bảo đủ các điều kiện. (Ảnh minh họa: Minh Khuê)

- Vấn đề ông hỏi, Phòng Truyền thông và phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thông tin:

Căn cứ Điều 9, Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương và tương đương trong các trường hợp sau đây:

Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương và tương đương do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Căn cứ điều 3, mục 3.1, Hướng dẫn liên ngành số 5791/HD-YT-BHXH ngày 26/12/2019 của Liên ngành Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương, tuyến trung ương và tương đương như sau:

“Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến trung ương nơi thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn thuộc quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) khi các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có số lượng thẻ chưa vượt quá số lượng thẻ quy định”.

Đồng thời căn cứ phụ lục 2, Công văn số 247/BHXH-QLT ngày 21/1/2020 của phòng Quản lý Thu - Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội về việc thông báo số lượng thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu như sau:

- Bệnh viện Đa khoa Đống Đa: Số lượng thẻ tối đa hướng dẫn đăng ký năm 2020 là 130.000 thẻ, số lượng thẻ đã vượt quá: 429 thẻ

- Bệnh viện Xây Dựng: Số lượng thẻ tối đa hướng dẫn đăng ký năm 2020 là 75.000 thẻ, số lượng thẻ đã vượt quá: 52 thẻ

- Bệnh viện 198: Số lượng thẻ tối đa hướng dẫn đăng ký năm 2020 là 100.700 thẻ, số lượng thẻ đã vượt quá: 295 thẻ

- Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an: Số lượng thẻ tối đa hướng dẫn đăng ký năm 2020 là 81.900 thẻ, số lượng thẻ đã vượt quá: 717 thẻ

Như vậy, các bệnh viện như: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, Bệnh viện Xây Dựng, Bệnh viện 198 Bộ Công an, hoặc Bệnh viện Đống Đa đều đã vượt trần số thẻ được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nên hiện tại ông chưa thể đăng ký khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên.

Ông có thể đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu về các bệnh viện trên khi có thay đổi, giảm số lượng thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Khi có thay đổi, cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố sẽ có văn bản thông báo đăng trên cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (địa chỉ: http://hanoi.baohiemxahoi.gov.vn) để cá nhân, đơn vị, bạn đọc quan tâm tham khảo.

Về thủ tục chuyển đổi, căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế hướng dẫn thành phần hồ sơ cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế như sau:

- Đối với người tham gia

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

+ Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).

- Đối với đơn vị:

+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ, người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu của quý.

B.D

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm