
Còn 1,6 tỷ người trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương chưa được tiếp cận chương trình bảo vệ sức khỏe
10/12/2021 21:47
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ước tính còn 1,6 tỷ người trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương chưa được tiếp cận hiệu quả tới các chương trình bảo vệ sức khỏe xã hội.
Báo cáo nêu rõ, mặc dù hơn 3/4 dân số khu vực về pháp lý được hưởng quyền lợi chăm sóc y tế, vẫn tồn tại khoảng trống lớn về pháp lý trong phạm vi bao phủ, việc không nhận thức đầy đủ về quyền đi đôi với những khó khăn trong thực tiễn thực hiện và trở ngại trong tiếp cận các dịch vụ khiến rất nhiều người trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế và điều này thường khiến họ rơi vào cảnh nghèo khó.
![]() |
Tại Việt Nam, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành Bảo hiểm xã hội luôn quan tâm, giúp người dân tiếp cận được chính sách an sinh xã hội, nâng cao chăm sóc sức khỏe toàn dân. |
Báo cáo lần đầu tiên về mở rộng phạm vi bảo vệ sức khỏe xã hội tại châu Á và Thái Bình Dương, mở rộng phạm vi bảo vệ sức khỏe xã hội: Đẩy nhanh tiến độ hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân tại châu Á và Thái Bình Dương nêu bật những tiến bộ, thách thức và khoảng trống trong phạm vi bao phủ trong khu vực. Được xây dựng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, báo cáo cũng cho thấy vai trò thiết yếu của bảo vệ sức khỏe xã hội nhằm bảo vệ sức khỏe, việc làm và thu nhập của người dân trong khủng hoảng và hơn thế nữa.
Phát biểu về báo cáo được công bố, Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder, cho biết: “Đầu tư cho bảo vệ sức khỏe xã hội là yếu tố then chốt góp phẩn đạt được bảo hiểm y tế toàn dân. Đại dịch Covid-19 đã nhắc nhở chúng ta về vai trò thiết yếu của bảo vệ sức khỏe xã hội đối với việc hỗ trợ sức khỏe, việc làm và thu nhập của người dân, đồng thời đây cũng là yếu tố then chốt của một công cuộc phục hồi bao trùm. Đó là một lựa chọn chính sách hợp lý và có đạo đức, tạo tiền đề cho phát triển bền vững và công bằng xã hội.”
Báo cáo chỉ ra những bất bình đẳng đáng kể trong diện bao phủ bảo hiểm y tế trong khu vực cũng như giữa các nước trong châu Á và Thái Bình Dương. Chưa đến một nửa lực lượng lao động trong khu vực được bảo đảm an ninh thu nhập khi đau ốm theo luật pháp, trong đó chỉ có 45,9% phụ nữ được bảo vệ trong trường hợp bị mất thu nhập trong thời kỳ thai sản.
Những khoảng trống trong diện bao phủ cũng ảnh hưởng nặng nề hơn tới phụ nữ và nam giới có công việc và thu nhập không ổn định hay không thường xuyên như lao động tự làm, lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức cũng như lao động di cư và gia đình họ. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động giúp việc gia đình và gia đình họ bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.
Báo cáo ghi nhận rằng trong khi nhiều nước đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng diện bao phủ bảo vệ sức khỏe xã hội, việc đảm bảo đầy đủ các loại trợ cấp vẫn là một thách thức chủ yếu do thiếu kinh phí hay không dự báo được về nguồn kinh phí. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu với số lượng ngày càng tăng lại đòi hỏi dịch vụ có chất lượng cao hơn do, đặc biệt là từ các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân là đối tượng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của các chính sách bảo vệ sức khỏe xã hội, cũng khiến các khoản phải tự chi trả tăng cao.
Những khuyến nghị mà báo cáo đưa ra gồm có tăng cường thể chế cũng như thiết kế và quản lý các chương trình hiệu quả hơn nhằm tăng cường phạm vi bao phủ và đảm bảo đầy đủ về lợi ích. Báo cáo cũng kêu gọi thêm các nguồn lực công để biến sự đoàn kết trong đảm bảo kinh phí trở thành hiện thực.
Bà Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc Văn phòng ILO khu vực châu Á và Thái Bình Dương, cho biết: “Còn rất nhiều người dân trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương chưa thuộc diện bao phủ hay chưa được tiếp cận hiệu quả với các dịch vụ chăm sóc y tế, đại dịch Covid-19 khiến tình hình càng xấu hơn. Việc mở rộng phạm vi bao phủ và tăng cường năng lực thể chế sẽ giúp các xã hội tiến tới phục hồi bao trùm, giúp giải quyết tình trạng bất bình đẳng sâu sắc về cơ cấu vốn đã cản trợ sự tiến bộ trong một thời gian quá dài.”
Báo cáo được công bố trong khuôn khổ hội nghị khu vực “Mở rộng bảo vệ sức khỏe xã hội tại châu Á và Thái Bình Dương: Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân” do Liên minh Trao quyền và Hòa nhập dựa trên vấn đề của Liên Hợp Quốc và CONNECT tổ chức vào ngày 7 và 9/12/2021.

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?

Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày

Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
