
Công an mách bài học 'sinh tử' khi trộm đột nhập
06/08/2017 16:09
![]() | 2 đại gia ở TP HCM mất trộm tiền tỷ dịp nghỉ lễ |
![]() | Thanh Hóa: Một tiệm vàng bị trộm đột nhập, cuỗm 100 cây vàng |
Trung tá, nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an, mới đây đã có buổi chia sẻ kỹ năng đối phó khi có trộm đột nhập vào nhà tại Trường THPT Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội).
![]() |
Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, khi có trộm vào nhà, gia chủ tuyệt đối không được xông vào bắt giữ. Ảnh: TUYẾN PHAN |
Tuyệt đối không xông vào bắt giữ
Lấy ví dụ hai vụ án đặc biệt nghiêm trọng do Lê Văn Luyện (Bắc Giang) và Nguyễn Văn Kỳ (Hà Nội) gây ra, Trung tá Hiếu nhận định cách ứng xử của chủ nhà khi trộm vào nhà quyết định rất lớn đến an toàn tính mạng của chính mình.
Theo đó, mục đích đầu tiên của đối tượng là vào trộm cắp nhưng khi chủ nhà không biết ứng xử sẽ ngay lập tức chuyển hóa thành tội ác, giết người. Trong tất cả tình huống trộm đột nhập, ưu tiên bảo vệ số một là tính mạng chứ không phải tài sản.
“Tài sản mất có thể làm lại, thậm chí là tìm lại được sau khi công an vào cuộc. Nhưng mỗi người chỉ sống được một lần mà thôi” - Trung tá Hiếu nói.
Tâm lý của bất cứ tội phạm nào cũng quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng và luôn chứa đựng một nỗi sợ bị bắt. Một con vật khi bị dồn vào đường cùng sẽ quay lại tấn công, con người cũng vậy.
Nhiều trường hợp thay vì đóng cửa hoặc báo công an thì lại lao vào, hô hét hoặc cố bắt giữ, vô tình kích hoạt nỗi sợ bên trong và bản năng tự vệ của đối tượng, từ đó dẫn tới chống trả, thậm chí là giết người.
“Tệ nhất là việc cố gắng bắt giữ, phản kháng, nhiều người còn đang ngái ngủ cũng xông vào bắt trộm khiến đối tượng chống trả” - Trung tá Hiếu cho hay.
![]() |
Học sinh chăm chú theo dõi buổi chia sẻ của chuyên gia nghiên cứu tội phạm học. Ảnh: TUYẾN PHAN |
Đối với vùng nông thôn, nửa đêm nghe tiếng động thì tuyệt đối không được ra ngoài. Hãy áp tai xuống đất để nghe và dự đoán, bật hết công tắc điện rồi gọi điện thoại cho công an, nói to để đối tượng nghe thấy, sợ và bỏ chạy.
Đáp ứng mọi yêu cầu về vật chất
Trong trường hợp trộm đã đột nhập vào nhà, đầu tiên người nhà phải kiếm một vật để tự vệ, sau đó tiếp cận các phòng có người già, trẻ em hoặc người không có khả năng tự vệ, yêu cầu giữ bí mật rồi đưa vào căn phòng có cửa chắc chắn, khóa chặt và gọi điện thoại cho công an.
Nếu đang ngủ mà trộm vào, không nên hô hoán mà hãy giả vờ ngủ say, coi như không biết gì. Cùng với đó, mở hé mắt, khi nào đối tượng ra khỏi phòng thì chạy đến đóng cửa, bật điện rồi gọi điện thoại cho công an.
![]() |
Khi bị yêu cầu chỉ chỗ cất giấu tài sản, hãy ngoan ngoãn đáp ứng mọi yêu cầu về vật chất. Ảnh: TUYẾN PHAN |
Trường hợp bị gọi dậy và yêu cầu chỉ chỗ cất tài sản, lựa chọn thông minh nhất là hãy ngoan ngoãn làm theo mọi yêu cầu về tài sản và xin không xâm phạm đến tính mạng các thành viên trong gia đình.
Quá trình đó, nếu có thể hãy quan sát khéo (tuyệt đối không nhìn chằm chằm), đánh giá một số đặc điểm như giới tính, chiều cao, khuôn mặt, giọng nói… để sau này báo công an.
Đối với trộm là người quen biết và đã lộ mặt, bằng mọi giá phải chống cự bởi đối tượng biết rằng chắc chắn sẽ bị lộ và sẽ giết chủ nhà, dù có xin cũng không tha. Tiếp đó, tận dụng cơ hội chạy vào phòng đóng cửa hoặc nếu được thì thoát thân ra ngoài rồi hô hoán. Tuyệt đối không lao vào để bắt giữ.
Khi trộm đã đi khỏi, hãy giữ nguyên hiện trường, đồng thời đưa người đi cấp cứu. Và điều quan trọng là trong mọi tình huống phải báo công an.
Làm gì để phòng trộm? Mọi gia đình phải luôn luôn có ý thức cảnh giác, thường xuyên gia cố hệ thống cửa. Có tới 2/3 vụ đột nhập là qua cửa tum hoặc cửa sổ, chứ rất ít khi qua lối cửa chính. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những căn nhà gần trụ điện hoặc cây xanh, gia chủ phải bố trí cửa kiên cố, làm lưới cách ly. Cần tập thói quen trước khi đi ngủ phải kiểm tra tất cả các cửa. Nếu có điều kiện thì hãy lắp đèn cảm ứng báo động. Các thành viên trong gia đình thường xuyên nói chuyện với nhau về các tính huống giả định trộm đột nhập. Trong nhà phải có một căn phòng có cửa kiên cố. Các góc nhà bố trí gậy hoặc dụng cụ có thể tự vệ và ghi nhớ vị trí trong đầu. Luôn phải lưu số máy công an phường/xã hoặc hàng xóm. Tuyệt đối không đưa hình ảnh về đồ đạc trong gia đình lên Facebook, bởi đây là hành động “mời” trộm vào nhà. Khi mua đồ đạc đắt tiền thì phải hủy hoặc vứt vỏ hộp ở nơi kín chứ không được vứt ngay trước cổng… |
Theo Tuyến Phan/ plo.vn

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Gia Lâm: Hơn 1.200 công nhân được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi”

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Huyện Ứng Hòa: Chăm lo toàn diện cho người lao động, lan tỏa tinh thần “Cảm ơn người lao động”

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Nhận định trận Fulham vs Everton: “Vua hòa” liệu có phá dớp tại Craven Cottage?

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
