--> -->
Dòng sự kiện:

Công bố hai quy hoạch liên quan đến giáo dục và đào tạo

07/03/2025 18:31

Chia sẻ
Chiều 7/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm; quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thiết lập hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng và hiệu quả Trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có thể sẽ được tuyển giáo viên trình độ cao đẳng Bảo đảm người khuyết tật có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng

Thông tin tại họp báo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT được giao xây dựng hai quy hoạch, gồm: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sau khi hoàn tất các thủ tục, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt hai quy hoạch này.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì họp báo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn thông tin tại họp báo.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đồng bộ và hiện đại với quy mô, cơ cấu và phân bố hợp lý; thiết lập hệ thống giáo dục đại học mở; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu phát triển đất nước.

Quy hoạch đặt mục tiêu quy mô trên 3 triệu người học, đạt 260 sinh viên và 23 học viên sau đại học trên một vạn dân; tỷ lệ học đại học trên số người trong độ tuổi 18 - 22 đạt 33%, trong đó không tỉnh nào có tỷ lệ thấp hơn 15%.

Tỷ trọng quy mô đào tạo thạc sĩ (và trình độ tương đương) đạt 7,2%, đào tạo tiến sĩ đạt 0,8%, đào tạo cao đẳng sư phạm đạt 1%; tỷ trọng quy mô đào tạo các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) đạt 35%; hình thành các trung tâm giáo dục đại học lớn, đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo tại 4 vùng đô thị gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Quy hoạch đưa ra các dự án ưu tiên đầu tư gồm: Các dự án đầu tư nâng cấp, phát triển đại học quốc gia; dự án đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở giáo dục đại học chủ chốt đào tạo giáo viên; dự án nâng cấp, phát triển cơ sở giáo dục đại học trọng điểm về kỹ thuật và công nghệ; dự án đầu tư nâng cấp, phát triển đại học vùng; chương trình mở rộng, di dời các cơ sở giáo dục đại học ra ngoài nội đô 2 thành phố lớn.

Quang cảnh họp báo.
Quang cảnh họp báo.

Còn quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, phấn đấu 100% số đơn vị cấp tỉnh có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập.

Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đủ về số lượng, đạt trình độ chuẩn được đào tạo và đáp ứng quy định về giáo dục đối với người khuyết tật.

Đến năm 2030, có khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật. Đến năm 2050, có khoảng 4.900 giáo viên và 10.900 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật.

Về danh mục dự án ưu tiên, quy hoạch xác định phát triển hệ thống các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; phát triển 1 đơn vị giáo dục đặc biệt cấp quốc gia.

Thảo Nguyên

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm