
Cúng ông Công, ông Táo mùa Covid-19: Giản tiện nhưng không làm mất nét cổ truyền
04/02/2021 21:33
Làng nuôi cá chép đỏ tất bật phục vụ Tết ông Công, ông Táo Chợ cá Yên Sở nhộn nhịp trước ngày 23 tháng Chạp |
Ông Nguyễn Anh Tuấn (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, ông dậy từ rất sớm để đi chợ mua những thứ cần thiết cho ngày lễ cúng ông Công, ông Táo. Trên tay ông cầm sẵn một mảnh giấy ghi đầy đủ mọi thứ cần mua đã liệt kê từ tối hôm trước. Danh sách những thứ cần mua có giảm bớt nhiều thứ rườm rà hơn năm trước.
Mọi năm ông Tuấn cứ ra chợ rồi đi hết hàng này đến hàng khác để chọn mua hoa quả, vàng mã, trầu cau… hay đi ngắm nghía kỹ càng để mua lấy một đôi cá chép đẹp nhất mang về. Thế nhưng năm nay ông đi mua rất nhanh rồi rời khỏi chợ.
Sau một buổi sáng bận rộn, ông cũng hoàn thành mâm cỗ cúng Táo Công. Ngay cả đến việc đi hóa vàng ở cái lư đồng lớn gần nhà ông cũng đi nhanh chóng rồi xếp hàng chờ đến lượt mới vào hóa vàng. Ông Tuấn cho biết, năm nay do dịch Covid-19 nên gia đình ông chỉ làm cỗ giản tiện, ngay đến cá chép cũng không mua vì sợ chen lấn chỗ đông người. Ông chỉ mua cá chép bằng vàng mã cùng bộ quần áo Táo quân, thần linh, tiền, vàng, hương, nến…
“Tuy không mua cá vàng hay mua được nhiều loại hoa quả bày lên cho đẹp mắt, nhưng mâm cỗ cũng đầy đủ những món cổ truyền như gạo, muối, giò, trầu cau, rượu, xôi, canh, gà, cá… Do gia đình tôi các con cháu sống chung và sống gần nhau nên cả nhà vẫn có một bữa đông đủ không khác gì mọi năm”, ông Tuấn cho biết.
![]() |
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo giản tiện nhưng không làm mất nét cổ truyền (ảnh minh họa: Quỳnh Vân) |
Không được đông đủ như nhà ông Tuấn, chị Đinh Thị Hòa (Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết gia đình chị không tụ tập được vì thực hiện 5K về phòng chống Covid-19. Buổi sáng chị Hòa cũng đi mua những thứ cần thiết và giản tiện nhất để làm mâm cỗ cúng Táo Công, đặc biệt là năm nay chị cũng không thả cá chép vì sợ tụ tập đông người cho nên cũng mua cá chép bằng vàng mã về cúng. Mọi năm gia đình chị thường cúng buổi sáng còn buổi tối thì tụ tập anh chị em về để cùng vui bên mâm cỗ. Năm nay “ai ở đâu ở yên đấy”, không tụ tập nên chỉ có hai vợ chồng chị cùng bố mẹ chồng. “Không tụ tập đông đủ thì cũng buồn nhưng trong thời điểm dịch bệnh thế này an toàn là trên hết”, chị Hòa cho biết.
Lo lắng hơn khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chị Trần Thị Thắm (Khu đô thị Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết chị đã đặt nguyên một mâm cỗ cúng Táo Công trên mạng với đầy đủ xôi, gà, hoa quả, vàng, hương, vàng mã… không thiếu thứ gì. Người làm dịch vụ đã ship đến tận nhà, còn tiền thì chuyển qua tài khoản luôn nên không phải lo đi mua sắm.
“Tôi bán chăn, ga, gối, đệm cho nên Tết đến rất bận rộn, hơn nữa lại đang dịch nên đặt luôn trên mạng là tiện nhất. Tuy giá có hơi cao so với nhà tự làm nhưng tiện lợi, đầy đủ, lại tránh tiếp xúc nhiều người hơn so với đi chợ mua sắm”, chị Thắm cho biết.
Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay tại các sông, hồ, số người ra thả cá phóng sinh cũng thưa vắng hơn so với mọi năm. Nhiều người cũng cho rằng, tục thờ cúng ông Công, ông Táo nhân ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là một nét văn hóa đẹp của người Việt, nhưng tại thời điểm đang diễn ra dịch bệnh, thì việc giản tiện mâm cỗ cúng là hợp lý, nhưng không vì thế mà mất đi nét truyền thống của ngày lễ này.
Bảo Thoa

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Hòa thất vọng trước Indonesia, tuyển futsal nữ Thái Lan đối mặt nguy cơ bị loại khỏi giải châu Á

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
