--> -->
Dòng sự kiện:

Đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh

18/02/2025 13:42

Chia sẻ
Phụ huynh học sinh và xã hội cần đồng hành với nhà trường để thực hiện việc giáo dục, đảm bảo kết hợp hài hòa cả ba yếu tố trong giáo dục (nhà trường - gia đình - xã hội); tham gia giám sát việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.
Giải pháp đột phá trong quản lý dạy thêm, học thêm 3 trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm Hồ sơ đăng ký dạy thêm tăng nhanh

Giám sát việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT

Thông tin tại Hội nghị giao ban công tác báo chí tuần 3/2/2025, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho biết, ngày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012.

Đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin tại Hội nghị.

3 điểm mới chính của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT gồm: Thứ nhất, không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Thứ hai, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho ba đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm vì về nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thứ ba, đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư quy định, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện một cách công khai, minh bạch, đúng các quy định của pháp luật. Giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình.

Sau khi ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Cùng đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH ngày 11/2/2025 về việc tăng cường chỉ đạo đổi với giáo dục phổ thông, trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT thực hiện đúng quy định về quản lý dạy thêm, học thêm.

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, sau Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình từ các địa phương để có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo; qua đó giúp các Sở GD&ĐT có căn cứ tham mưu và chỉ đạo thực hiện tại địa phương. Các Sở GD&ĐT kịp thời nắm bắt tình hình từ các nhà trường, giáo viên để hướng dẫn hoặc phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện có hướng dẫn phù hợp với đặc thù địa phương...

Đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh
Các nhà trường, giáo viên trách nhiệm là dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra. (Ảnh minh họa)

Các nhà trường, giáo viên trách nhiệm là dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình. Với những học sinh có kết quả chưa đạt, đang chuẩn, bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhà trường và giáo viên cần có trách nhiệm bổ trợ các em.

Phụ huynh học sinh và xã hội cần đồng hành với nhà trường để thực hiện việc giáo dục, đảm bảo kết hợp hài hòa cả ba yếu tố trong giáo dục (nhà trường - gia đình - xã hội); tham gia giám sát việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

Nói "không" với dạy thêm không đúng với quy định

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng đồng thời nêu ra một số giải pháp khác để quản lý hiệu quả việc dạy thêm, học thêm.

Theo đó, về giải pháp hành chính, cần ban hành các quy định cụ thể để quản lý việc dạy thêm, học thêm. Về giải pháp chuyên môn, cần nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo; phát huy năng lực tự học của học sinh; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá (kiểm tra, đánh giá, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không ra đề ngoài nội dung chương trình để đảm bảo học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kỳ kiểm tra, tuyển sinh); tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

Với giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học, cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh; tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước cả ở Trung ương và địa phương việc chấp hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm; tăng cường sự giám sát của các bậc phụ huynh và toàn xã hội đối với hoạt động này. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự trọng của giáo viên để nói "không" với dạy thêm không đúng với quy định; vận động phụ huynh đồng thuận, ủng hộ các giải pháp quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Thảo Nguyên

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm