--> -->
Dòng sự kiện:

Đề xuất cho “shipper công nghệ” hoạt động trở lại

17/09/2021 19:51

Chia sẻ
Nhằm thích ứng với những diễn biến mới từ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội có văn bản đề xuất lên Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cho phép xe mô tô, xe hai bánh được hoạt động vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện và hàng hoá thiết yếu (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng kinh doanh giao hàng công nghệ (shipper)).
“Lá chắn” công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19 Truyền lửa văn hóa đọc thời công nghệ số Kỳ cuối: Thương mại điện tử “bạn đồng hành” trong cuộc chiến Covid-19

Theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội, xe mô tô, xe hai bánh được vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện và hàng hóa thiết yếu gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng kinh doanh giao hàng công nghệ (shipper) hoạt động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Thời gian hoạt động từ 9h đến 21h hằng ngày.

Đề xuất cho “shipper công nghệ” hoạt động trở lại

Sở GTVT đề xuất cho “shipper công nghệ” hoạt động trở lại. (Ảnh: CP)

Cụ thể, đối với người giao hàng, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu phải được tiêm tối thiểu 1 mũi vắc xin phòng Covid-19, đồng thời khi vận chuyển, giao, nhận hàng hóa phải có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 còn thời hạn theo quy định của ngành Y tế;

Lái xe phải chủ động khai báo y tế qua website suckhoe.dancuquocgia.gov.vn trước khi ra đường tham gia giao thông và xuất trình thêm căn cước công dân khi được kiểm tra.

Đối với đơn vị quản lý nhân viên và đơn vị cung cấp phần mềm phải chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, sàng lọc, quản lý người giao hàng đảm bảo các điều kiện theo đúng quy định; chỉ kết nối dịch vụ trong khu vực được Thành phố cho phép hoạt động; cam kết đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động giao nhận hàng hóa theo quy định của Bộ Y tế và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất UBND Thành phố tiếp tục tạm dừng hoạt động chở hàng hóa bằng xe mô tô, xe hai bánh đối với các cá nhân hoạt động tự do; tạm dừng hoạt động chở khách bằng xe mô tô, xe hai bánh (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe ôm) cho đến khi có thông báo mới.

Sở cũng đề nghị thành phố Hà Nội giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện ưu tiên bố trí các điểm xét nghiệm, tiêm vắc xin phòng dịch cho các đối tượng là người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe hai bánh tham gia vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện và hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân;

Thông báo công khai các địa điểm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 trên địa bàn Thành phố; đề xuất cơ chế miễn phí hoặc hỗ trợ một phần phí xét nghiệm đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe hai bánh tham gia vận chuyển.

Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã quyết định, từ 12h ngày 16/9/2021 đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh. Đó là các cơ sở: Kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Đinh Luyện

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm