--> -->
Dòng sự kiện:

Doanh nghiệp bán lẻ: Nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới để làm chủ “sân chơi”

02/03/2025 17:23

Chia sẻ
Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua, hàng Việt Nam đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu trong mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để làm chủ được “sân chơi” của mình, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới, cùng như nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới của người Việt.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2025 tăng 10,6% Kỳ vọng ngành bán lẻ tăng trưởng trong năm 2025 Tăng cường liên kết để kích cầu sức mua, phục hồi thị trường bán lẻ

Theo số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội, tháng 1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Thành phố ước tính đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và 26,4% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng là 10,6% và 27,4%. Trong đó, tỉ lệ hàng Việt có mặt tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chiếm đến hơn 80%.

Doanh nghiệp bán lẻ: Nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới để làm chủ “sân chơi”
Doanh nghiệp bán lẻ cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới của người Việt để thay đổi và đáp ứng linh hoạt trong thời đại mới (Ảnh minh họa).

Đặc biệt, hiện Thành phố đã thiết lập 128 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, kết nối với 926 đầu mối, chuỗi và cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản từ 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Việc bán hàng đa phương tiện cũng được chú trọng, với 268 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phục vụ người tiêu dùng. Đặc biệt, hơn 3.000 sản phẩm OCOP cùng với với 500 nghìn tấn hàng hóa từ các địa phương đã được giới thiệu và kết nối tiêu thụ tại Hà Nội.

Khảo sát tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội như Co.opmart, Vinmart, Hapro… cho thấy, hàng Việt đang chiếm tỷ lệ áp đảo từ 90 - 95%. Còn tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài như AEON, Mega Market, Big C, hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ từ 60 - 90%.

Trong khi đó, tại kênh phân phối là các chợ, các cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng chiếm đến hơn 60% trở lên. Điều này đã cho thấy, nhận thức của người tiêu dùng đã thay đổi, không chỉ là sự vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, mà hiện tại hàng Việt Nam đã trở thành lựa chọn không thể thiếu của người tiêu dùng Việt.

Thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị điện máy lớn như Big C, Aeon Mall, Winmart, Pico… đã bám sát các chương trình khuyến mại của các đơn vị như Bộ Công Thương, Sở Công Thương liên tục triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá sản phẩm Việt Nam; từ đó góp phần kích cầu tiêu dùng hàng Việt.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng là cơ hội để các doanh nghiệp nội địa nhanh chóng nắm bắt, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá thành hợp lý, chế độ hậu mãi tốt.

Để giữ vững và phát triển vị thế hàng Việt, góp phần để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lan tỏa sâu rộng hơn, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội khuyến nghị, doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới của người Việt; đồng thời, tiếp tục thay đổi, cải tiến mẫu mã, công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm;

Bên cạnh đó, cần chủ động hợp tác, liên kết để tạo chuỗi cung ứng, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng; các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, cần đẩy mạnh thông tin tiếp thị, quảng bá thương hiệu, kết nối phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, đáp ứng niềm tin của người tiêu dùng.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thủ đô cũng cho rằng, để hàng Việt ngày càng thu hút được sự tin yêu của người tiêu dùng, các sản phẩm hàng hóa đưa vào kinh doanh tại hệ thống bán lẻ luôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Cùng đó, các cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh triển khai các chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa, qua đó, doanh nghiệp không chỉ có thêm các nhà cung cấp, tạo cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã đưa hàng hóa, nông sản Việt vào hệ thống siêu thị ổn định và lâu dài, mà còn giúp các hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng mới của người Việt để thay đổi, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng…

Đỗ Đạt

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm