--> -->
Dòng sự kiện:

Đời sống văn hóa năm 2014: Ngổn ngang bao nỗi lo

07/01/2015 06:08

Chia sẻ
Dịp cuối năm, nhiều cuộc bình chọn các sự kiện văn hóa tiêu biểu diễn ra, đánh dấu một năm với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí sôi động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khiến bạn đọc và khán giả băn khoăn.

Lỗ hổng trong lĩnh vực xuất bản

Phạt là từ nổi cộm của ngành xuất bản sách trong năm 2014 với hàng loạt vụ việc vi phạm đã bị phát hiện và xử lý. Một “hạt sạn” to nhất của ngành xuất bản, là việc cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” của tác giả Vũ Chất biên soạn ở miền Nam trước năm 1975 được nhiều NXB cho in lại, lưu hành hàng chục năm chỉ với mục đích kiếm tiền. Cuốn từ điển này đưa ra những định nghĩa dở khóc dở cười như đồn trưởng: là trưởng đồn; Cào cấu: vừa cào vừa cấu; Bồ bịch là bạn bè thân thích; Ngồi là đặt đít xuống chỗ nào... làm lệch lạc tư duy, gây hại cho người đọc, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Tuy bị thu hồi và tiêu hủy vào tháng 10/2014 nhưng tác hại của nó để lại là không nhỏ.

Một sự cố khó tin nữa trong xuất bản sách là việc in hình diễn viên Công Lý lên bìa sách Bộ luật Dân sự của NXB Lao động - Xã hội. Sau khi bị dư luận lên tiếng, NXB này đã bị phạt 258 triệu đồng với hàng loạt sai phạm.

Chỉ trong vòng 1 năm, NXB Văn hóa - Thông tin đã có tới 60 cuốn sách vi phạm. Điển hình là cuốn sách "Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc", giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, công lao của 60 vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc với nhiều hình ảnh minh họa các danh tướng được lấy lại từ trên mạng internet, như truyện kiếm hiệp. Chính vì thế, NXB Văn hóa - Thông tin đã phải tạm ngừng hoạt động vì nhiều sai sót mang tính hệ thống.

Theo thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong năm 2014, có 306 xuất bản phẩm bị xử lý vi phạm. Cục cũng khẳng định, sang năm 2015, sẽ tăng cường rà soát lại hoạt động của các NXB trên cả nước và sẽ mạnh tay xử lý những đơn vị năng lực yếu, không đáp ứng các tiêu chí hoạt động.

Ngổn ngang chuyện tác quyền âm nhạc

Phân định tác quyền âm nhạc là câu chuyện nóng xuyên suốt năm qua. Giữa năm 2014, làng nhạc Việt Nam xôn xao câu chuyện nhạc sỹ Phó Đức Phương - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam phải đích thân đi đòi tiền tác quyền của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong liveshow Khánh Ly. Sau đó Công ty Đồng Dao - đơn vị tổ chức phải trả bản quyền cho 2 chương trình Khánh Ly tại Hà Nội và Đà Nẵng diễn ra trong tháng 8 vừa qua là 250 triệu đồng. Lùm xùm chuyện tác quyền đêm nhạc của Khánh Ly đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận.

Rồi trường hợp của ca sĩ Sơn Tùng M-TP với nghi án đạo nhạc, gần nhất là vụ đạo beat (bản phối) ca khúc “Chắc ai đó sẽ về”. Ca khúc này đã gây nên một cuộc tranh luận dài kỳ về vấn đề đạo nhạc. Nhiều cuộc họp bàn của những người trong giới và cơ quan chức năng đã diễn ra. Cuối cùng “Chắc ai đó sẽ về” phải thay toàn bộ phần beat mới được tiếp tục lưu hành. Sự việc cũng làm ảnh hưởng đến ekip làm phim “Chàng trai năm ấy”.

Ông Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ VH-TT&DL chia sẻ: “Qua sự việc của Sơn Tùng, Bộ cũng muốn gửi đến mọi người một thông điệp rằng hãy lao động bằng chính sức lực và trí tuệ của mình. Bộ không bao giờ cổ súy cho những hành vi thiếu trung thực trong sáng tạo, không cổ súy cho việc biến thành quả của người khác thành thành quả của mình.”

Nhìn lại một năm hoạt động của làng văn hóa – giải trí, dẫu biết vẫn còn nhiều bộn bề nhưng  dù sao, văn hóa - giải trí là một mảnh ghép không thể tách rời trong đời sống xã hội. Hy vọng rằng, làng giải trí Việt Nam sẽ có nhiều điểm sáng hơn trong năm mới 2015.

Lưu Nhi

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm