![[Infographics] Các hiện tượng thiên văn kỳ thú của năm 2019](https://laodongthudo.vn/stores/news_dataimages/quocdai/012019/04/10/croped/infographics-cac-hien-tuong-thien-van-ky-thu-cua-nam-2019-32-.8937.jpg?190104033420)
Đón chờ các sự kiện thiên văn năm 2019
09/01/2019 08:30
![]() | [Infographics] Các hiện tượng thiên văn kỳ thú của năm 2019 |
![]() | [Infographics] Mưa sao băng Geminids sắp rực sáng trên bầu trời |
![]() | Những sự kiện thiên văn quan sát từ Việt Nam năm 2018 |
Cụ thể, sẽ có các trận mưa sao băng diễn ra trong năm nay như: Mưa sao băng Lyrids (ngày 22, 23/4); mưa sao băng Eta Aquarids (ngày 6, 7/5); mưa sao băng Delta Aquarids (ngày 28, 29/7); mưa sao băng Perseids (ngày 12, 13/8); mưa sao băng Draconids (ngày 8/10); mưa sao băng Orionids (ngày 21, 22/10); mưa sau băng Taurids (ngày 5, 6/11); mưa sao băng Leonids (ngày 17, 18/11); mưa sao băng Geminids (ngày 13, 14/12); mưa sao băng Urdis (ngày 21, 22/12).
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngày 22/1 sẽ là ngày giao hội của sao Kim và sao Mộc. Lúc đó, hai hành tinh sáng nhất của hệ Mặt trời sẽ nằm rất gần nhau trên bầu trời. Nếu trời ít mây, chỉ bằng mắt thường người xem cũng có thể nhận ra sự nổi bật của chúng trên bầu trời trước lúc mặt trời mọc.
Ngày 10/6: Sao Mộc tới vị trí trực đối. Lúc đó, hành tinh này sẽ nằm ở vị trí trực đối so với Mặt trời (Trái đất nằm giữa), do đó nó sẽ đạt độ sáng cao nhất và là thời điểm lý tưởng nhất để quan sát từ Trái đất.
Ngày 27/6: Sao Thổ tới vị trí trực đối. Giống với sao Mộc như nói trên, sao Thổ vào thời điểm này sẽ ở vị trí lý tướng nhất để được quan sát bằng mắt thường cũng như bằng kính thiên văn.
Ngày 9/9: Sao Hải Vương tới vị trí trực đối. Hành tinh xa nhất được biết tới trong hệ Mặt trời sẽ tới vị trí thuận lợi nhất để quan sát từ Trái đất. Tuy nhiên, nó chỉ có thể được quan sát qua các kính thiên văn.
Ngày 27/10: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối. Người quan sát có thể thấy qua các kính thiên văn và ống nhòm nghiệp dư.
Ngày 17/7: Nguyệt thực một phần. Chúng ta sẽ quan sát được một pha ngắn của hiện tượng này vào rạng sáng ngày 17/7. Dù pha quan sát được không nhiều, chỉ ngay trước khi Mặt trăng lặn xuống chân trời nhưng chắc chắn đó vẫn sẽ là hiện tượng đáng chú ý đối với người yêu thiên văn.
Ngày 26/12: Nhật thực một phần. Trưa ngày 26/12, theo giờ Việt Nam, nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra. Đây là một hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng đang ở cách xa Trái đất đủ để khiến nó không che được hết Mặt trời. Tuy nhiên, do góc nhìn từ Việt Nam, chúng ta sẽ chỉ thấy nhật thực một phần.
Theo Vũ Phong/ baochinhphu.vn

Atalanta vs Roma: Cuộc chiến sống còn vì tấm vé Champions League

Giá vàng hôm nay (12/5): Ổn định ở cả trong nước và thế giới

LĐLĐ quận Hà Đông triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Venezia vs Fiorentina: Cuộc chiến sinh tử vì những mục tiêu trái ngược

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/5: Ngày nắng, đêm không mưa

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Việt Nam xếp thứ hai Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia “.vn”

Tàu điện lớn nhất thế giới hạ thủy: Bước ngoặt xanh cho ngành vận tải biển

Ngày mai 5/5/2025: Microsoft chính thức khai tử Skype, kết thúc một kỷ nguyên, mở ra trang mới với Teams

Apple phát cảnh báo khẩn: Người dùng iPhone tại 100 quốc gia có thể bị gián điệp tấn công

Meta phát hành ứng dụng AI độc lập, chính thức bước vào cuộc đua với ChatGPT

Google AI Overviews chạm mốc 1,5 tỷ người dùng mỗi tháng

Mua sắm trực tuyến trên ChatGPT: Bước tiến mới của thương mại điện tử?

Bạn có sẵn sàng trả giá cho sự miễn phí khi sử dụng AI?

Google cảnh báo khẩn: Lừa đảo tinh vi nhắm đến người dùng gmail
