
Du lịch Việt Nam có 6 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới
09/06/2022 19:18
Xét về tương quan trong khu vực, Việt Nam làm tốt hơn rất nhiều so với các điểm đến nổi tiếng khác như Thái Lan giảm 1 bậc, xếp thứ 36; Malaysia giảm 9 bậc, xếp thứ 38; Philippines giảm 2 bậc, xếp thứ 75.
Báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021 đánh giá, xếp hạng 117 nền kinh tế trên cơ sở đo lường 17 chỉ số trụ cột với 112 chỉ số thành phần, xếp theo 5 nhóm, gồm: (1) Môi trường hoạt động; (2) Chính sách và tạo điều kiện cho du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Động lực thúc đẩy nhu cầu du lịch và (5) Sự bền vững của du lịch.
![]() |
Sau dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi với những tín hiệu vui. |
Trong 17 chỉ số trụ cột, du lịch Việt Nam có 6 chỉ số được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới (hạng 1-35), gồm có: (1) Sức cạnh tranh về giá, xếp hạng 15 thế giới; (2) Tài nguyên tự nhiên, xếp hạng 24; (3) Tài nguyên văn hóa, xếp hạng 25; (4) Hạ tầng hàng không, xếp hạng 27; (5) Tài nguyên phi giải trí, xếp hạng 29; (6) An toàn, an ninh, xếp hạng 33. Đây là bước tiến bộ đột phá so với năm 2019 khi Việt Nam chỉ có 3 chỉ số được xếp vào nhóm này là sức cạnh tranh về giá, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có 7 chỉ số trụ cột được xếp trong nhóm hạng trung bình cao của thế giới (hạng 36-70), đó là: (1) Môi trường kinh doanh, xếp hạng 42; (2) Nhân lực và thị trường lao động, xếp hạng 49; (3) Hạ tầng mặt đất và cảng, xếp hạng 50; (4) Mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông, xếp hạng 54; (5) Sức chống chịu kinh tế - xã hội, xếp hạng 61; (6) Sức ép và tác động của nhu cầu du lịch, xếp hạng 66; (7) Mức độ mở cửa quốc tế, xếp hạng 69.
Như vậy, trong 17 chỉ số trụ cột, Việt Nam có 13 chỉ số được xếp vào nhóm từ trung bình cao cho đến nhóm dẫn đầu thế giới.
Đặc biệt, những chỉ số tăng hạng nhiều nhất như: Môi trường kinh doanh tăng 30 bậc; Nhân lực và thị trường lao động tăng 27 bậc; Sức cạnh tranh về giá tăng 20 bậc; An toàn, an ninh tăng 16 bậc; Hạ tầng mặt đất và cảng tăng 15 bậc. Đây là những động lực chủ yếu giúp Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp vào 3 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất thế giới.
Nhìn chung, những thế mạnh có thể kiến tạo động lực phát triển của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới đã có sự cải thiện rất đáng kể, bao gồm 6 chỉ số trụ cột nằm trong nhóm chỉ số dẫn đầu thế giới (hạng 1-35). Trong đó có sự bổ sung của những chỉ số rất quan trọng như an toàn, an ninh là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong thời kỳ sau đại dịch. Bên cạnh đó là hạ tầng hàng không - chỉ số then chốt quyết định khả năng kết nối đi lại du lịch. Bảy chỉ số khác của Việt Nam nằm trong nhóm trung bình cao (hạng 36-70) cũng là những yếu tố sẽ góp phần định hình sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch sau đại dịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ số tăng hạng thì du lịch Việt Nam vẫn còn một số nhóm chỉ số bị sụt giảm như: Mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông (giảm 2 bậc), Hạ tầng dịch vụ du lịch (giảm 1 bậc), Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (giảm 3 bậc), Sự bền vững về môi trường (giảm 2 bậc). Dù vậy mức độ sụt giảm không nhiều, chỉ từ 1 đến 3 bậc so với năm 2019.
Bốn chỉ số bị xếp hạng thấp nhất của du lịch Việt Nam đó là: Y tế và vệ sinh, xếp hạng 73; Hạ tầng dịch vụ du lịch, xếp hạng 86; Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch, xếp hạng 87; Sự bền vững về môi trường, xếp hạng 94. Đây là những hạn chế của du lịch Việt Nam qua các kỳ báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong đó một chỉ số quan trọng là mức độ ưu tiên cho ngành du lịch vẫn xếp hạng thấp.

Xử phạt hành chính Công ty dược phẩm Nhất Nhất 200 triệu đồng

Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội: Tích cực hiến máu tính nguyện

CLB Hà Nội tiếp tục bám sát Nam Định trong cuộc đua vô địch V-League

Những công việc liên quan đến AI vừa hấp dẫn vừa có thu nhập cao

Hiệp hội Gia cầm lên tiếng về trứng gà giả

Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Hà Nội: Phát hiện 3 nhà xưởng sản xuất khí cười trong đường dây liên tỉnh bị triệt phá

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Hà Giang và Hội An nằm trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất hành tinh

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Trong 5 ngày nghỉ lễ, lượng khách về Nghệ An tăng 123% so với năm 2024

Ngành du lịch TP.HCM “bội thu” dịp lễ 30/4 và 1/5

Sức hút du lịch Thủ đô: Nhìn từ con số ấn tượng trong dịp lễ 30/4

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025
Tin đọc nhiều

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Giá vàng hôm nay (17/5): Vàng trong nước đảo chiều tăng nhẹ

Giá USD "chợ đen" ngày 17/5 không điều chỉnh mới

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/5: Mưa rào và dông, trời mát
