--> -->
Dòng sự kiện:

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

17/07/2024 10:03

Chia sẻ
Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.
Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023: Phát triển du lịch xanh và bền vững Du lịch xanh - Hướng đi nhiều triển vọng Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Ngày 16/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa); Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: “An ninh - An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”.

Theo ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa: Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lích sử cùng với những bờ biển dài, bãi biển đẹp nổi tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hà... Đây là tiền đề quan trọng để Thanh Hóa phát triển nền kinh tế tổng hợp “đa ngành, đa lĩnh vực”, trong đó du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII đến nay, tỉnh xác định từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Nhà báo Nguyễn Viết Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phát biểu tại hội thảo.

Những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung thu hút đầu tư nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực về du lịch, các tụ điểm, cũng như là các khu, điểm du lịch để có chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tỉnh cũng quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong vấn đề thủ tục hành chính và hành lang pháp lý để các doanh nghiệp đến; đồng thời, tỉnh cũng đã bỏ nhiều nguồn vốn đầu tư các hạ tầng giao thông để kết nối đến các điểm, tuyến du lịch.

Nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành du lịch Thanh Hóa ngày càng phát triển. Năm 2023, tổng số khách du lịch đến Thanh Hóa đạt 12.485.000 lượt khách, tăng 13,1% so với năm 2022, đạt 104 % kế hoạch năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt: 616.200 lượt khách, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch 2023. Tổng thu du lịch đạt 24.505 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2022, đạt 101,3% kế hoạch năm 2023.

Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã đón gần 9,8 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Tổng thu du lịch ước đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, khách đến Sầm Sơn chiếm hơn 65% tổng lượng khách đến Thanh Hóa, tỷ lệ khách lưu trú tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Những điểm du lịch của Thanh Hóa được du khách đánh giá cao là Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn) và đặc biệt là Sầm Sơn - thành phố biển. Chỉ tính năm 2023, Sầm Sơn đã đón gần 8 triệu lượt khách, bằng 112,8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 109,7% kế hoạch - được đánh giá là một trong những đơn vị đón lượt khách du lịch đông nhất cả nước; phục vụ hơn 15 triệu ngày khách. Tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt gần 14,3 nghìn tỷ đồng.

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Ông Hà Văn Giáp, Chánh Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa chia sẻ tại hội thảo.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa hị vọng, tại hội thảo, các đại biểu sẽ đánh giá những mặt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Thanh Hóa nói riêng. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo Thành phố Sầm Sơn và các cơ quan, đơn vị tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong phát triển du lịch nhằm đổi mới, sáng tạo; tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kinh doanh hướng tới du lịch xanh bền vững.

Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Nguyễn Hữu Hà - Phó Chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa cho biết: Những năm gần đây, phát triển kinh tế bền vững gắn với tăng trưởng xanh, du lịch xanh ngày càng được quan tâm, trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, phát triển du lịch xanh giúp khẳng định Việt Nam không còn là điểm đến mới nổi, mà là một quốc gia phát triển du lịch có khả năng cạnh tranh.

Thực tế trong thời gian qua, du lịch nước ta đã đạt được những bước tiến dài cả về lượng khách và doanh thu ở thị trường quốc tế lẫn nội địa.

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Ông Nguyễn Hữu Hà - Phó Chi cục Trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa trả lời câu hỏi tại hội thảo.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 8,83 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2023. Khách nội địa ước đạt 66,5 triệu lượt. Tổng thu ước đạt khoảng 436,5 nghìn tỷ đồng. Như vậy, lượng khách đến nửa năm đã đạt 50% mục tiêu đề ra cả năm là 17 - 18 triệu lượt.

Trong sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, du lịch Thanh Hóa đóng góp một phần quan trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón gần 9,8 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Tổng thu du lịch ước đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, khách đến Sầm Sơn chiếm hơn 65% tổng lượng khách đến Thanh Hóa, tỷ lệ khách lưu trú tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Những con số trên cho thấy, ngành du lịch ngày càng đóng góp quan trọng vào cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nói chung, Thanh Hóa và Sầm Sơn nói riêng. Nhất là trong bối cảnh kinh tế sản xuất đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Vì thế, phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế vùng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Toàn cảnh hội thảo.

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm du lịch không chỉ là nỗi lo của du khách mà còn là trăn trở của cả ngành du lịch, của chính quyền địa phương. Bởi lẽ, không phải cơ sở du lịch nào cũng đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịch vụ ăn uống, nhất là ở các điểm du lịch, lễ hội... Hành vi sử dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm, chưa được ngăn chặn hiệu quả, nên nguồn nguyên liệu phục vụ dịch vụ ăn uống khó bảo đảm tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc hội thảo.

Tại Hội thảo, đã diễn ra 2 phiên thảo luận. Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề: “Phát triển du lịch “sạch”, bền vững trên nền tảng an ninh, an toàn thực phẩm”. Tại phiên thảo luận này, các chuyên gia đã trả lời 5 câu hỏi liên quan tới các vấn đề: Cần phải khắc phục hạn chế bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm hiện nay phù hợp tình hình thực tế; công tác phối hợp, các ban, ngành đã thực hiện công tác phối hợp trong quản lý an toàn thực phẩm nhưng hiệu quả chưa cao; thuận lợi và khó khăn trong việc tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018; hiện đại hóa công nghệ chống hàng giả; quá nhiều sản phẩm lấy mác thiên nhiên nhưng không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.

Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề: Phát triển du lịch bền vững trên nền tảng an ninh, an toàn thực phẩm hiện nay. Tại phiên thảo luận này, các chuyên gia đã làm rõ các vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường, an ninh an toàn thực phẩm, định hướng phát triển du lịch xanh bền vững ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn nói riêng.

Lê Thắm

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm