--> -->
Dòng sự kiện:

Gần 2,474 triệu lượt người, hộ gia đình được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội

07/09/2021 12:00

Chia sẻ
Theo thông tin từ sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính chung, từ giữa tháng 7/2021 đến nay, Hà Nội đã có gần 2,474 triệu lượt người, hộ gia đình được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, hỗ trợ nguồn lực an sinh xã hội.
Hà Nội: Gần 750 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn Hà Nội kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội Hà Nội: Gỡ vướng trong việc chi hỗ trợ an sinh xã hội với nhóm lao động tự do

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, với sự vào cuộc khẩn trương, tích cực của các sở, ban, ngành chức năng, các địa phương, tính đến hết ngày 6/9, tổng kinh phí Hà Nội đã hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng là hơn 923 tỷ đồng (kinh phí từ ngân sách là hơn 737 tỷ đồng; kinh phí vận động xã hội hóa là gần 186 tỷ đồng). So với ngày 5/9, số tiền hỗ trợ an sinh tăng thêm 59 tỷ đồng.

Cụ thể, với chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, đã có 1,621 triệu người lao động, người sử dụng lao động được thụ hưởng với mức kinh phí gần 452 tỷ đồng. Trong đó, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã đến với hơn 88.000 đơn vị sử dụng lao động, có gần 1,478 triệu người lao động. Tổng số tiền thực hiện hỗ trợ giảm đóng là gần 152 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất đã đến với gần 6.400 lao động, số tiền tạm dừng đóng là hơn 45 tỷ đồng.

Gần 2,474 triệu lượt người, hộ gia đình được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội
Người lao động khó khăn ở xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm ký chứng từ nhận tiền hỗ trợ an sinh xã hội

Cùng với đó, các quận, huyện, thị xã đã quyết định hỗ trợ 12.585 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương với kinh phí là 50,8 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn cho gần 13.000 trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế. Đặc biệt, với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do), đã có hơn 108.000 người nhận quyết định hỗ trợ với số tiền gần 163 tỷ đồng.

Về các chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội, đến nay, gần 850.000 người đã được tiếp cận chính sách, nguồn lực hỗ trợ với mức kinh phí khoảng 471 tỷ đồng. Trong đó, toàn thành phố có 282.650 người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ với số tiền 282,65 tỷ đồng (1 triệu đồng/người hoặc hộ gia đình).

Các trường hợp khác được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt là người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có ký hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động... Đến nay, các địa phương đã có quyết định hỗ trợ 766 người với số tiền 1,71 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1-5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đã đến với 129 lao động, số tiền hỗ trợ là 194,5 triệu đồng.

Về chính sách hỗ trợ chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đủ điều kiện hoạt động phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên, đã có 390 người được tiếp cận chính sách với số tiền 1,17 tỷ đồng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho khoảng 570.000 lượt người, hộ gia đình. Tính chung, từ giữa tháng 7/2021 đến nay, Hà Nội đã có gần 2,474 triệu lượt người, hộ gia đình được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, hỗ trợ nguồn lực an sinh xã hội.

Phạm Diệp

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Futsal nữ Việt Nam vừa khép lại vòng đấu bảng Giải Futsal nữ châu Á 2025 với vị trí nhất bảng B, sau trận hòa chiến thuật 0-0 đầy toan tính trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Iran. Kết quả này không chỉ thể hiện sự tính toán sâu sắc từ ban huấn luyện mà còn đặt ra một thử thách lớn ở vòng tứ kết: Đương kim Á quân Nhật Bản.

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm