--> -->
Dòng sự kiện:

Gia Lâm chú trọng thực hiện cải cách hành chính

16/07/2023 17:55

Chia sẻ
Xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội, thời gian qua, huyện Gia Lâm đã triển khai đồng bộ các mô hình, các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, điều hành công việc phục vụ nhân dân của cơ quan hành chính nhà nước, chú trọng thực hiện tốt chủ đề năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, hiệu quả” gắn với CCHC.
Cơ hội giúp người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động Công đoàn huyện Gia Lâm chung sức xây dựng nông thôn mới Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội

100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng, ngay từ đầu năm 2023, UBND huyện đã ban hành 3 Kế hoạch với 7 nội dung liên quan công tác CCHC, 6 nhóm chỉ tiêu chủ yếu và 41 nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện công tác CCHC, tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhằm duy trì các chỉ số PAPI, SIPAS, PAR Index.

Huyện duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 tại 100% các phòng chuyên môn, 22/22 xã, thị trấn và 78/78 trường học thuộc huyện. Huyện cũng đã xây dựng, triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn huyện Gia Lâm; Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn huyện; phê duyệt phương án xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hiện đại trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Gia Lâm chú trọng thực hiện cải cách hành chính
Người dân tra cứu TTHC qua bảng mã QR tại bộ phận "Một cửa" UBND huyện Gia Lâm.

Cùng đó, UBND huyện chỉ đạo kịp thời các cơ quan, đơn vị bố trí nguồn lực, biên chế để thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết 176 TTHC ủy quyền từ UBND Thành phố, Sở chuyên ngành cho cấp quận, huyện, thị xã. Đáng chú ý, huyện tiếp tục triển khai có hiệu quả 2 mô hình mới “Ứng dụng mã QR để tuyên truyền, tra cứu 25 TTHC thiết yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm” và “Ngày thứ Ba không viết, không giấy hẹn trong giải quyết TTHC trên địa bàn huyện Gia Lâm”. Huyện cũng tập trung tà soát, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, đẩy mạnh phân cấp cải cách TTHC và đẩy nhanh giải quyết TTHC công trực tuyến. Tỷ lệ TTHC cấp huyện và cấp xã đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần đạt trên 93%.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện đã tiếp nhận 47.928 hồ sơ (cấp huyện 11.174 hồ sơ; cấp xã 36.754 hồ sơ), trong đó, tiếp nhận trực tuyến 8.304 hồ sơ, đạt tỷ lệ 17,3%, đã giải quyết 47.303 hồ sơ đến hạn, tỷ lệ giải quyết đúng hạn 100%. Toàn huyện không có hồ sơ giải quyết quá hạn; không có ý kiến đóng góp của công dân về việc giải quyết TTHC trong sổ góp ý hoặc qua điện thoại, hòm thư công vụ.

Tạo niềm tin, sự hài lòng cho người dân

Có thể nói, trong số các nội dung như cải cách thể chế, cải cách hành chính công, hiện đại hoá hành chính... thì nội dung cải cách TTHC được đặc biệt chú trọng. Xác định điều này, thời gian qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận "Một cửa") huyện Gia Lâm và 22 xã, thị trấn luôn lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức doanh nghiệp làm thước đo của hiệu quả chất lượng công tác CCHC.

Để nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, bộ phận “Một cửa” huyện và các xã, thị trấn đã thực hiện tốt chức năng làm đầu mối tập trung, hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong giải quyết TTHC. Bộ phận “Một cửa” huyện, các xã, thị trấn làm tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đối với tất cả các TTHC thuộc trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị theo quy định.

Cùng với đó, bộ phận “Một cửa” huyện đã thực hiện tốt việc hỗ trợ công dân, tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến TTHC, được người dân đánh giá cao, mức độ hài lòng và rất hài lòng đạt đạt tỷ lệ cao, không có tình trạng gây phiền hà trong việc tiếp nhận TTHC.

Gia Lâm chú trọng thực hiện cải cách hành chính
Người dân giao dịch tại bộ phận "Một cửa" UBND huyện Gia Lâm

Bộ phận luôn đưa các mô hình hay, sáng tạo áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác CCHC như mô hình mới “Ứng dụng mã QR để tuyên truyền, tra cứu 25 TTHC thiết yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm” và “Ngày thứ Ba không viết, không giấy hẹn trong giải quyết TTHC trên địa bàn huyện Gia Lâm”.

Đặc biệt, từ đầu tháng 7/2023, bộ phận "Một cửa" huyện và các xã, thị trấn đã triển khai thực hiện Mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công (SIPAS) trên địa bàn huyện Gia Lâm” đã cơ bản đi vào nề nếp, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Chị Nguyễn Thị Lan - người dân thị trấn Trâu Quỳ tới giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “Một cửa” huyện Gia Lâm bộc bạch: “Trước đây, người dân thường cảm thấy rất ngại khi đi đến các cơ quan nhà nước để giải quyết TTHC do phải chờ đợi lâu, hoặc phải đi lại nhiều lần, tuy nhiên hiện nay, khi đến cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết TTHC, người dân được tiếp đón niềm nở, ân cần, đặc biệt, các TTHC đều được cơ quan thẩm quyền của huyện và các xã, thị trấn giải quyết nhanh gọn, chúng tôi rất phấn khởi, hài lòng”.

Lãnh đạo huyện Gia Lâm cho biết, trong thời gian tới, huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Mô hình mới, sáng tạo trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC; thực hiện tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền tới người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện về số hóa hồ sơ TTHC, tạo lập tài khoản công dân nhằm nâng cao tỷ lệ giải quyết TTHC trực tuyến toàn trình và một phần trên địa bàn; tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết TTHC; phối hợp tham mưu, tháo gỡ những bất cập, khó khăn, vướng mắc nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân khi tham gia giải quyết các TTHC trên địa bàn huyện, hướng tới xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Phạm Diệp

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Thời điểm này, thị xã Sơn Tây đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa và tiến bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và cộng đồng doanh nghiệp, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay tại Sơn Tây được kỳ vọng tạo thêm động lực để công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm