--> -->
Dòng sự kiện:

Gian nan cuộc chiến chống bất bình đẳng giới

03/10/2017 09:00

Chia sẻ
Pháp luật quy định trong gia đình vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng. Nhưng thực tiễn tình trạng đàn ông lạm dụng quyền, còn phụ nữ “lạm dụng” nghĩa vụ vẫn còn phổ biến, khiến cho cuộc chiến chống bất bình đẳng vẫn còn gian nan.

tin nhap 20171207115929 Tuyên truyền bình đẳng giới cho gần 200 công nhân
tin nhap 20171207115929 Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Chị H. (Gia Lâm) là nạn nhân của bạo lực gia đình kể: “Chồng tôi lười biếng, thích đánh cờ bạc. Mỗi lần thua là anh ta trút giận lên đầu vợ con, rồi trong nhà có tài sản gì anh ta đều đem bán hết. Nhiều khi tôi bị đánh chảy máu miệng, máu đầu, gãy tay, con cái bị đánh thâm bầm, tím người, sách vở thì bị xé không cho đi học. Khi hàng xóm can ngăn thì anh ta bảo vì vợ con “hư hỏng” nên có quyền đánh đập để dạy dỗ”…

tin nhap 20171207115929
Tuyên truyền về bình đẳng giới (ảnh minh họa)

Theo Điều 5 khoản 3 Luật Bình đẳng giới: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.”

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng giới trong gia đình. Điều đó đã và đang đặt ra những thách thức đối với người phụ nữ, đặc biệt trong gia đình trẻ.

Một bộ phận gia đình trẻ hiện nay, vẫn chịu ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Áp lực sinh con trai nối dõi trong gia đình là một vấn đề không mới, nó tồn tại trong xã hội Việt Nam từ rất lâu. Đến thời đại ngày nay, mặc dù đã được tiếp cận với những tư tưởng hiện đại về bình đẳng giới nhưng bên trong mỗi mãi ấm vẫn luôn tồn tại một đợt sóng ngầm đến từ bố mẹ chồng, từ người chồng của mình. Áp lực ấy tác động đến cuộc sống của người phụ nữ.

Mặc dù, theo khoa học, vấn đề sinh con trai hay con gái đều phụ thuộc vào gen của người đàn ông chứ không hoàn toàn là tại phụ nữ. Nhưng thực tế, vẫn có những câu chuyện đau lòng về vấn đề sinh con nối dõi. Có thể phải chấp nhận để chồng có con với người khác, chịu sự kì thị của gia đình chồng... Điều này, vô tình đã đẩy người phụ nữ đến bên bờ vực của sự tuyệt vọng.

Từ xưa đến nay, trong gia đình người đàn ông luôn là trụ cột kinh tế gia đình. Có rất nhiều trường hợp, người vợ ở nhà nội trợ bị coi là ăn bám, không có tiếng nói trong gia đình. Nhưng ngược lại, có nhiều trường hợp chính người phụ nữ phải tự bươn chải, lo toan cuộc sống gia đình. Vấn đề kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong gia đình.

Phân công lao động trong gia đình giữa người vợ và người chồng chưa thực sự bình đẳng. Hầu hết, hiện nay trong gia đình, người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn nam giới. Các kết quả thống kê cho thấy, thời gian làm việc của phụ nữ là 13h, trong khi nam giới là khoảng 9h. Sự chênh lệch này, chủ yếu là do ngoài công việc hàng ngày, người phụ nữ phải đảm nhận thêm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, giáo dục con cái... Người phụ nữ cho rằng, để trở thành người phụ nữ hoàn hảo thì phải giữ được gia đình hạnh phúc, đầy đủ vợ chồng con cái.

Do vậy, khi bước vào hôn nhân, phần lớn những người phụ nữ cam tâm tình nguyện từ bỏ quyền bình đẳng của mình, chấp nhận hy sinh mọi nhu cầu, quyền lợi cá nhân để bảo vệ gia đình, bất chấp nó có hạnh phúc đúng nghĩa hay không. Họ đề cao nghĩa vụ của mình, cố gắng thực hiện bất chấp cả sức khỏe, tính mạng. Quan niệm sai lầm này càng tạo điều kiện cho đàn ông lạm dụng quyền lực hơn, để rồi gây ra tình trạng bạo lực, bất bình đẳng trầm trọng hơn đối với phụ nữ.

Theo ý kiến của Chuyên gia tâm lý Thanh Tùng (Trung tâm tư vấn Hôn nhân gia đình) thì gia đình có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới bởi đây là môi trường tuyên truyền, giáo dục tốt nhất về bình đẳng giới.

Việc thực hiện chức năng xã hội hóa cá nhân giúp cho các cá nhân tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng, hành vi mẫu về giới từ các thành viên gia đình. Nếu nhận thức, hành vi của thế hệ đi trước không đúng đắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của các thế hệ sau.

Ngược lại, khi các thế hệ đi trước nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới thì họ sẽ truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp những nhận thức đúng đắn đó. Như vậy, vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới rất có ý nghĩa bởi mỗi con người đều học tập và thực hành các quan niệm, hành vi về giới của mình trước tiên là tại gia đình. Mỗi thành viên gia đình là trai hay gái, khi trưởng thành sẽ tạo dựng các mối quan hệ để hình thành những gia đình mới. Quá trình nhận thức và hành động vì bình đẳng giới phải bắt đầu ngay từ gia đình.

Thực hiện bình đẳng giới góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đồng thời là điều kiện tiên quyết để tiến tới bình đẳng giới cho toàn xã hội./.

Hạnh Mai

Cô giáo yêu nghề, tận tụy với học sinh

Luôn hết mình trong giảng dạy và chủ nhiệm, cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, giáo viên Trường THCS Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, là một trong những cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Người tốt, việc tốt” cấp huyện năm 2025.

Hiệu quả từ truyền thông chính sách

Trong những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.

Chút se lạnh giữa mùa hạ

Chúng ta đang đi qua những ngày se lạnh giữa mùa hạ. Chỉ sau một cơn mưa dữ dội, tiết trời thoắt trở nên dịu dàng đến lạ. Dường như, mùa thu chợt ghé thăm Hà thành bởi còn vấn vương chút nhớ nhung

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.

Lần đầu tiên có tour đêm tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh

Tối 28/5, quận Ba Đình đã chính thức ra mắt sản phẩm du lịch tour đêm "Tiếng chuông Trấn Vũ" - "Chạm vào linh thiêng, Sống cùng huyền thoại" tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh. Đây là sản phẩm du lịch đêm đầu tiên được thí điểm tại ngôi đền cổ kính bên hồ Trúc Bạch. Dự chương trình có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.
Xem thêm