--> -->
Dòng sự kiện:

Giáo viên nói gì về đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019?

25/06/2019 13:53

Chia sẻ
Sáng nay (25/6), gần 900.000 thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn của kỳ thi THPT quốc gia 2019. Nhiều thầy cô giáo nhận định, đề thi năm nay đảm bảo đúng cấu trúc, bám sát chương trình cơ bản môn Ngữ văn lớp 12 và vừa sức với học sinh.
giao vien noi gi ve de thi mon ngu van ky thi thpt quoc gia 2019 Vì một kỳ thi an toàn, nghiêm túc
giao vien noi gi ve de thi mon ngu van ky thi thpt quoc gia 2019 Hàng nghìn tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức cho sỹ tử trong môn thi đầu tiên
giao vien noi gi ve de thi mon ngu van ky thi thpt quoc gia 2019 Thí sinh cả nước bước vào môn thi đầu tiên

Theo các thầy cô giáo thuộc Tổ Ngữ văn (Hệ thống Giáo dục Hocmai), đề thi chính thức môn Ngữ văn của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đảm bảo đúng cấu trúc mang tính thống nhất như mô hình đề từ năm 2017 với 2 phần là Đọc hiểu (3,0 điểm); Làm văn (7,0 điểm) chia thành 2 câu hỏi.

Những ngữ liệu cho phần Đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học có dung lượng vừa phải phù hợp với thời lượng 120 phút, có khả năng khơi gợi những suy nghĩ, xúc cảm mang giá trị nhân văn và có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc cho học trò.

giao vien noi gi ve de thi mon ngu van ky thi thpt quoc gia 2019
Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019

Đối với phần Đọc hiểu: Các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao hầu như không thay đổi từ nội dung, mức độ cho đến phạm vi kiến thức, kĩ năng... Ví dụ:

Câu hỏi 1: Kiểm tra kiến thức về thể thơ đã lặp lại câu hỏi 1 của đề thi chính thức năm 2018. Nếu đối chiếu với đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có thể thấy yêu cầu kiểm tra về kiến thức tiếng Việt vẫn được lưu ý nhiều hơn so với kiểm tra khả năng suy nghĩ và cảm nhận về nội dung của ngữ liệu.

Bên cạnh đó, có cảm giác về sự chênh trong mức độ khó và các tầng nghĩa cần hướng tới của các câu hỏi 2, 3, 4: Nếu ở câu hỏi 2, sự thông hiểu chỉ dừng lại trong việc giải mã nội dung các dòng thơ tương đối hiển ngôn thì câu hỏi 3, khi yêu cầu học sinh phải chỉ ra hiệu quả của phép điệp trong 4 dòng thơ…có thể ít nhiều sẽ làm khó học trò bởi sự mơ hồ giữa 1 tầng nghĩa không hướng tới ý nghĩa của phần thông hiểu cũng như chủ đề sẽ hướng tới của phần nghị luận xã hội sau đó. Bởi 15 câu thơ được trích trong bài “Trước biển” thực chất tách thành 2 đoạn với 2 tầng nghĩa: 6 câu đầu là những cảm nhận về biển/9 câu thơ sau là thể hiện khát vọng của con người trong sự liên tưởng tới những chân trời xa rộng của biển khơi – cho nên sự thiếu đồng nhất trong việc hướng tới chủ đề âu cũng là điều khó tránh.

Chính vì thế các câu hỏi 1, 2, 3 không hoàn toàn mang chức năng là sự chuẩn bị, khai phá, khơi mở cho nội dung vận dụng cao trong câu 4 và vấn đề nghị luận trong phần Làm văn.

Đối với phần Làm văn:

Câu 1: Đề bài đưa ra yêu cầu nghị luận về “sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống”- đây là vấn đề tương đối phù hợp với 9 câu thơ sau của ngữ liệu Đọc hiểu, cũng tương đối phù hợp với phần vận dụng cao trong câu hỏi 4 phần đọc hiểu – sự phù hợp ấy sẽ giúp cho học trò những nền tảng đầu tiên của suy nghĩ, cảm nhận trong quá trình nghị luận.

giao vien noi gi ve de thi mon ngu van ky thi thpt quoc gia 2019
Thí sinh ra khỏi điểm thi với tâm trạng vui vẻ sau khi hoàn thành bài thi môn Ngữ văn.

Tuy nhiên, có một vấn đề cần quan tâm về sự diễn đạt cần chính xác hơn trong câu lệnh. Nếu yêu cầu của câu lệnh là “viết một đoạn văn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống” thì vấn đề nghị luận sẽ là yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội và nội dung nghị luận sẽ phải triển khai theo một hệ thống ý giúp khám phá về toàn bộ vấn đề “sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống”; ví dụ: có thể triển khai về “sức mạnh ý chí”, ví dụ: khái niệm thế nào là sức mạnh ý chí/biểu hiện của sức mạnh ý chí/vai trò, ý nghĩa của sức mạnh ý chí/giải pháp rèn luyện sức mạnh ý chí/bàn luận, phản biện về sức mạnh ý chí/bài học cho bản thân về sức mạnh ý chí….

Sẽ hoàn toàn chính xác với yêu cầu của một đoạn văn nếu câu lệnh được thay đổi theo cách: “…viết một đoạn văn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống”. Với yêu cầu đó, vấn đề nghị luận sẽ không phải là “sức mạnh ý chí của con người” mà là “ý chí của con người”; và giới hạn vấn đề nghị luận trong đoạn văn sẽ là “sức mạnh” của ý chí con người - khía cạnh nghị luận này tương đương với ý nghĩa, vai trò…mà học sinh đã rất quen thuộc trong quá trình ôn luyện viết đoạn văn.

Câu 2: Ngữ liệu nghị luận là phần mở đầu của đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - một đoạn văn đẹp, giàu chất thơ, thể hiện sinh động vẻ đẹp hung vĩ, thơ mộng, đắm say của dòng sông Hương nơi thượng nguồn; đồng thời cũng thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: tài hoa và trí tuệ, sâu sắc và tình tứ, hướng nội và đắm say…Đây là một ngữ liệu giúp khơi gợi những xúc cảm thẩm mĩ phong phú của học trò.

Yêu cầu nghị luận được thể hiện trong 2 ý của câu lệnh: Ý thứ nhất là cảm nhận về hình tượng sông Hương là một nội dung phù hợp, chính xác với ngữ liệu, cũng là yêu cầu thể hiện vấn đề trọng tâm cơ bản của toàn bộ bài bút kí. Ý thứ hai, “nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường” thực chất là yêu cầu học sinh phải chỉ ra được góc nhìn mang tính chất mới mẻ, độc đáo của nhà văn về dòng sông Hương của xứ Huế.

Bởi theo tâm thế của văn học nghệ thuật từ văn, thơ, nhạc, họa từ xưa đến nay luôn hình dung miêu tả về sông Hương chỉ với một “khuôn mặt kinh thành” của một dòng sông êm đềm, phẳng lặng, nhiều khi buồn bã, tự như không trôi chảy…và ngược dòng không gian, tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn chính là góc nhìn mới mẻ, độc đáo ấy của nhà văn giúp người đọc có thể khám phá những gương mặt khác, những vẻ đẹp khác của dòng sông, cũng giúp lí giải được “vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ” của dòng sông trong thành Huế.

Do đó, nếu diễn đạt trong câu lệnh là “góc nhìn mới về sông Hương” có lẽ sẽ chính xác hơn là cách nhìn mang tính “phát hiện”.

Dưới đây là gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2019 do Tổ Ngữ văn (Hệ thống giáo dục Hocmai) thực hiện:

giao vien noi gi ve de thi mon ngu van ky thi thpt quoc gia 2019
giao vien noi gi ve de thi mon ngu van ky thi thpt quoc gia 2019
P.T

Công đoàn tích cực lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trong suốt hành trình phát triển của đất nước, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường, là điểm tựa tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ công nhân, viên chức, lao động. Không chỉ dừng lại ở các khẩu hiệu tuyên truyền, việc học và làm theo gương Bác đã được Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội cụ thể hóa thành những phong trào thi đua, mô hình hay, việc làm tốt, gắn liền với nhiệm vụ chuyên môn và đời sống hằng ngày của đoàn viên.

Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh

Trong bối cảnh năm học 2024-2025 đang bước vào giai đoạn nước rút, với hơn 22 triệu học sinh cả nước chuẩn bị kết thúc năm học và bước vào kỳ nghỉ hè, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg chỉ đạo trọng tâm về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm đủ biên chế giáo viên các cấp và tổ chức hiệu quả kỳ nghỉ hè cho trẻ em, học sinh.
Xem thêm