--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 tăng trưởng ấn tượng

31/07/2024 17:45

Chia sẻ
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7/2024 tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2024, chỉ số IIP cả nước tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng thành phố Hà Nội, chỉ số IIP 7 tháng năm 2024 tăng 5,2%, điều này cho thấy sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thủ đô tiếp tục phục hồi ấn tượng.
Tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022 Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng

Cụ thể, trong tháng 7/2024, chỉ số IIP thành phố Hà Nội ước tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,2% và tăng 5,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,6% và tăng 9,9%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 0,5% và tăng 5,1%; ngành khai khoáng giảm 1,3% và giảm 3,2%. Ước tính 7 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Hà Nội tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,8%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,8%; công nghiệp khai khoáng giảm 3,3%.

Hà Nội: Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 tăng trưởng ấn tượng
Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 thành phố Hà Nội tăng 5,2%. (ảnh: Đ.Đ)

Cũng trong 7 tháng năm 2024, hầu hết các ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 14,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 11%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 9,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 8,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,8%. Bên cạnh đó, 3 ngành sản xuất có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ là: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 5,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 2,8%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 1,2%.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước đến cuối tháng 7/2024 tăng 0,5% so với tháng trước và giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước giảm 3,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,6%; khu vực Nhà nước tăng 1,6%.

Chia theo ngành kinh tế: Lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo giảm 1,8% (trong đó sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,8%; sản xuất máy móc, thiết bị giảm 10,8%; dệt giảm 9,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 8,5%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 0,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,8%; ngành khai khoáng tăng 22,2%.

Đỗ Đạt

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm