--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội chủ động ứng phó các tình huống thiên tai trong bão số 2

10/08/2022 17:13

Chia sẻ
Trước dự báo ảnh hưởng của bão số 2, để chủ động ứng phó các tình thế thời tiết nguy hiểm, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội vừa có công điện yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát các phương án ứng phó thiên tai, sự cố.
Bão số 2 gây mưa to đến rất to khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa Hà Nội: Đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão Bảo đảm an toàn cây xanh mùa mưa bão

Theo dự báo, do ảnh hưởng của bão số 2 nên từ chiều tối nay (10/8) đến ngày 12/8, thành phố Hà Nội mưa to đến rất to và dông (cường độ mưa lớn tập trung từ đêm 10 đến ngày 11/8). Lượng mưa từ chiều tối nay đến ngày 12/8 tại khu vực trung tâm, các huyện phía Bắc và phía Tây thành phố phổ biến 120-180mm, có nơi cao hơn 180mm; Các huyện phía Nam 100-150mm, có nơi cao hơn 150mm.

Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo, trong mưa dông, thành phố Hà Nội có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh. Người dân và cơ quan chức năng đề phòng nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các khu đô thị, vùng trũng thấp, ven sông...

Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết do ảnh hưởng của bão Mulan, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành thành phố chỉ đạo thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; Tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh.

Hà Nội chủ động ứng phó các tình huống thiên tai trong bão số 2
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội vừa có công điện yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát các phương án ứng phó thiên tai, sự cố.

Đồng thời rà soát các phương án ứng phó thiên tai, sự cố, kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình (đặc biệt các công trình đang thi công); Chủ động ứng phó kịp thời với mọi diễn biến của bão, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân ở những vùng trũng thấp có khả năng ngập úng, vùng có nguy cơ sạt lở, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra.

Tổ chức kiểm tra đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, công trình tiêu thoát nước trên địa bàn; Sẵn sàng các biện pháp, kịch bản tiêu úng bảo vệ phục hồi sản xuất và đời sống sinh hoạt của Nhân dân; Rà soát lực lượng, phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Thành phố giao các đơn vị gồm Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sẵn sàng phương án tiêu thoát nước đô thị, đặc biệt là các quận nội thành; Các Công ty Thuỷ lợi chủ động phương án vận hành linh hoạt hệ thống công trình thủy lợi để tiêu nước đệm, đặc biệt là các khu vực sản xuất nông nghiệp, các khu vực trũng thấp.

Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, chuẩn bị lực lượng ứng trực, kịp thời giải tỏa cây đổ khi có mưa to, gió lớn; Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và các đơn vị có liên quan đảm bảo phương án cấp điện phục vụ tiêu úng chống ngập và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Thành phố thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến mưa bão, thiên tai; Tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công, chủ động kiểm tra đôn đốc các quận, huyện, thị xã đê chi đạo các công tác xử lý sự cố và phòng, chống úng ngập theo quy định; Kịp thời nắm bắt tình hình, báo cáo về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố. 

Ngoài ra, tổ chức trực ban nghiêm túc 24h/24h, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến mưa, lũ, úng ngập, thiên tai, sự cố về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố theo quy định.

Anh Tuấn

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên phấn khởi hòa theo giai điệu "Hát cho công nhân nghe"

Trong không khí sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Chương trình văn nghệ đặc biệt mang tên "Hát cho công nhân nghe", mang đến không gian vui tươi, ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn quận.
Xem thêm