
Hà Nội: Gặt hái nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới
16/07/2023 22:29
Phối hợp hoạt động để chăm lo tốt nhất cho đoàn viên, người lao động Tự hào thương hiệu bánh cuốn Thanh Trì Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội |
Nguồn vốn cấp kịp thời, đầy đủ
Hà Nội hiện có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM (gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây).
Đối với 3 huyện (Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức) chưa đạt chuẩn NTM, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại - Chánh Văn phòng Điều phối NTM Thành phố cho biết, đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định NTM Trung ương xem xét, công nhận 3 huyện đạt chuẩn NTM.
![]() |
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và thành phố Hà Nội tham quan gian hàng nông sản của Hà Nội. (Ảnh: Quang Thái) |
Về xây dựng huyện NTM nâng cao, ông Nguyễn Xuân Đại thông tin, huyện Đông Anh có 12/23 xã đạt chuẩn, huyện đạt 6/9 tiêu chí; huyện Đan Phượng 100% xã đạt chuẩn, huyện đạt 6/9 tiêu chí; huyện Gia Lâm có 15/20 xã đạt chuẩn, huyện đạt 5/9 tiêu chí; huyện Thanh Trì 100% xã đạt chuẩn, huyện đạt 6/9 tiêu chí; huyện Hoài Đức có 7/19 xã đạt chuẩn, huyện đạt 7/9 tiêu chí.
Hà Nội có 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 111 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Ông Nguyễn Xuân Đại cho biết, trong năm 2023, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM là 8.699 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Thành phố là 1.713,05 tỷ đồng, chiếm 19,7%; ngân sách huyện: 6.273,2 tỷ đồng, chiếm 72,1%; ngân sách xã: 493,1 tỷ đồng, chiếm 5,7%. Vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 219,6 tỷ đồng, chiếm 2,5%.
Từ năm 2021 đến Quý II/2023, có 8 quận đã hỗ trợ các huyện xây dựng NTM với tổng kinh phí là 488,3 tỷ đồng. Riêng năm 2023, quận Hoàn Kiếm hỗ trợ huyện Chương Mỹ 18,8 tỷ đồng xây dựng Trường trung học cơ sở Nam Phương Tiến A.
Ông Dương Cao Thanh, Bí thư Huyện ủy Ba Vì cho biết, nguồn vốn cấp cho chương trình xây dựng NTM rất kịp thời, đầy đủ, thể hiện sự quan tâm của Thành phố với huyện. Bên cạnh đó, các sở, ngành cũng bám sát cơ sở để hướng dẫn, đôn đốc tạo điều kiện cho huyện thực hiện nhiều nội dung còn vướng mắc. Các quận cũng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng nhiều công trình trên địa bàn.
Còn Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa Bùi Thị Thu Hiền chia sẻ, 28/28 xã của huyện đã đạt chuẩn NTM và 6 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu. Huyện cơ bản hoàn thành 9 tiêu chí huyện NTM và đang tập trung hoàn thiện nốt các tiêu chí còn lại.
![]() |
Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Thanh Oai |
Trong đó, huyện Ứng Hòa đang nỗ lực để hoàn thiện về tiêu chí nước sạch và xây dựng hạ tầng khung. Bà Bùi Thị Thu Hiền cho biết, địa phương đang triển khai 12 dự án giao thông; tập trung hoàn thành các công trình thuộc 3 lĩnh vực (Trung tâm văn hóa, nhà văn hóa và trường học) để khánh thành dịp kỷ niệm 69 năm thành lập huyện.
“Huyện đã tập trung xử lý vấn đề rác thải làng nghề Xà Cầu. Đã giải tỏa 12 hộ vi phạm hành lang an toàn giao thông, chỉnh trang lại 2 bên đường và 85 hộ tại làng nghề đã di chuyển vào Cụm công nghiệp Cầu Bầu, 50% còn lại di chuyển vào Cụm công nghiệp Xà Cầu giai đoạn 2 (dự kiến sẽ khởi công dịp kỷ niệm thành lập huyện)”, Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa thông tin.
Phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”, mới đây, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, Hà Nội đã và đang đặt hàng các nhà khoa học, các viện, học viện… hỗ trợ Thành phố tập trung vào sản xuất các lĩnh vực chủ lực trong nông nghiệp.
Trong đó, về chăn nuôi, tập trung vào phát triển con giống như: Bò, lợn, gà… để cung cấp giống cho cả nước. Hà Nội sẽ tạo thành chuỗi liên kết theo hướng: Hà Nội cung cấp giống cho các tỉnh để chăn nuôi và đưa sản phẩm về Thủ đô để tiêu thụ.
Đối với trồng trọt, Hà Nội tập trung phát triển nông nghiệp hàng hoá như lúa, rau đặc trưng… cho người dân Thủ đô. Nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng hữu cơ, thích ứng với tự nhiên, tạo ra các sản phẩm mùa vụ bền vững.
![]() |
Huyện Đông Anh đang nỗ lực hoàn thành xây dựng NTM nâng cao trước khi lên quận. (Ảnh: NC) |
Để hoàn thành mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2023 và Thành phố có thêm 3 huyện đạt chuẩn NTM, 4 huyện đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 61 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 33 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU cho rằng, cần tập trung chỉ đạo và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch.
Trong đó, UBND các huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức) bên cạnh việc thực hiện đề án xây dựng huyện thành quận, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí huyện NTM nâng cao chưa đạt, cơ bản đạt, hoàn thành xây dựng NTM nâng cao trước khi lên quận.
Đối với các xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2023, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, hoàn thiện hồ sơ công nhận gửi về Văn phòng Điều phối NTM Thành phố trước 15/11/2023.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội giao nhiệm vụ cho Văn phòng NTM Thành phố theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện tại các địa phương, đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu năm 2023; đồng thời đề nghị các quận tiếp tục nghiên cứu quan tâm hỗ trợ các huyện ngoại thành Hà Nội xây dựng NTM theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn, chưa đạt chuẩn NTM.
Về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các sở, ngành chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố để sớm ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026; trên cơ sở đó, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu đến hết năm 2023, thu nhập của người dân nông thôn đạt 70 triệu đồng/người/năm. Thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm nghèo theo hướng đa chiều, phấn đấu giảm 30% số hộ nghèo so với đầu năm.

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C

Nhận định trận Valencia vs Getafe: Lợi thế nghiêng về “Bầy dơi”

Nhận định trận Lazio vs Juventus: Đại chiến sống còn cho tấm vé Champions League

Nhận định trận Southampton vs Man City: “Ngân hàng điểm” khó cản bước tiến của The Citizens

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Tạm dừng điều hành đối với 3 Chủ tịch xã ở huyện Quốc Oai, Hà Nội

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng “phi mã”

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
