
Hà Nội khuyến khích hoạt động ngoại khóa, sáng tạo trong phổ biến pháp luật cho học sinh
30/08/2021 11:46
Hà Nội đề nghị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống Covid-19 Hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật Công tác giáo dục pháp luật được triển khai sâu rộng |
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tổng kết chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg và Kế hoạch số 204/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong 6 Đề án thuộc chương trình, Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Tính đến ngày 31/5/2021, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có 2.792 trường mầm non, phổ thông và 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội với 63.290 lớp, 2.112.931 học sinh và 159.400 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Nhận thức rõ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng, Thành phố đã thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục tuyên truyền vận động để cán bộ, giáo viên, học sinh xác định rõ việc học tập để hiểu biết pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của bản thân.
![]() |
Tuyên truyền sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh tại Trường Trung học phổ thông Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội. (Ảnh chụp thời kỳ chưa xảy ra dịch Covid-19 lần thứ 4) |
Qua đó góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động và học sinh.
Trong thời gian qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh các văn bản pháp luật liên quan thiết thực đến đội ngũ thầy cô và học sinh như: Tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật về giao thông; phòng chống ma túy, HIV/AIDS; vệ sinh, an toàn thực phẩm; phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường; Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em; phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống thương tích cho trẻ em; Quy tắc ứng xử nơi công cộng…
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai theo cả chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, thực hiện dạy học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh.
Đối với giáo dục mầm non, các nhà trường giảng dạy một số nội dung pháp luật đơn giản về giao thông, gia đình, môi trường, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm… lồng ghép vào các trò chơi nhằm hình thành tâm lý ban đầu mang tính luật, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào học lớp 1.
Đối với giáo dục phổ thông, các nhà trường đã nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh.
Trong đó, chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống dịch bệnh… Đặc biệt là giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen ứng xử theo pháp luật của học sinh.
Các hoạt động tuyên truyền được lồng ghép, phổ biến qua các phong trào, hoạt động Đoàn, Hội với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Nhiều mô hình, hình thức tuyên truyền thu hút đông các em học sinh tham gia như: Tổ chức ngoại khóa “Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2021” cho học sinh khối các trường trung học phổ thông theo mô hình Đấu trường 100; nói chuyện chuyên đề “Tuần công dân” đầu năm học; tổ chức câu lạc bộ học sinh với pháp luật, tuyên truyền viên giỏi về thực hành pháp luật, đội tuyên truyền pháp luật, vẽ tranh tuyên truyền…
Trong đó, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, huy động sự tham gia của các em vào việc xây dựng các tiểu phẩm, câu chuyện mang ý nghĩa tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được các em rất hào hứng tham gia. Từ đó, góp phần xây dựng, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật; nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành và bảo vệ pháp luật vì mục tiêu phát triển toàn diện con người; giảm thiểu vi phạm pháp luật và các hành vi lệch chuẩn xã hội ở độ tuổi vị thành niên.
Tính đến tháng 6/2021, 30/30 Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, 100% trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non trên địa bàn Thành phố đã thành lập Ban tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời, các đơn vị phân công lãnh đạo phụ trách công tác pháp chế và cán bộ phụ trách công tác pháp chế tại đơn vị.
Trong thời gian tới, Thành phố sẽ chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nâng cao nhận thức, triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”. Trong đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung chương trình, tài liệu phục vụ việc dạy và học; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tạo sự hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi học sinh; đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, khuyến khích các nhà trường xây dựng các mô hình phù hợp, sáng tạo để tuyên truyền cho học sinh...

Bayern Munich vs M'Gladbach: Quyết không khoan nhượng

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share A Coke”

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
