--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội phát triển Văn phòng Thừa phát lại phù hợp với địa bàn dân cư

08/09/2021 12:50

Chia sẻ
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo tập trung phát triển Văn phòng Thừa phát lại gắn với địa bàn dân cư; bảo đảm tổng số Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn thành phố không quá 43 tổ chức; mỗi quận, thị xã có 2 Văn phòng Thừa phát lại, mỗi huyện có 1 Văn phòng Thừa phát lại.
Giao lưu trực tuyến "Vai trò thừa phát lại trong đời sống xã hội". Thừa phát lại: Tên mới nhưng không xa lạ

Hiện nay, Hà Nội có 8 Văn phòng Thừa phát lại được cấp phép hoạt động, bao gồm các văn phòng: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Hà Nội, Nam Từ Liêm, Thủ Đô, Đông Dương, với 85 Thừa phát.

Đồng thời, UBND Thành phố đã ban hành quyết định cho phép thành lập Hội Thừa phát lại và chỉ đạo tổ chức đại hội thành lập Hội Thừa phát lại của Thành phố. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước cho phép thành lập Hội thừa phát lại.

Theo quy định của pháp luật, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện các hoạt động: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; lập vi bằng theo quy định; xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo quy định.

Hà Nội phát triển Văn phòng Thừa phát lại phù hợp với địa bàn dân cư
Cán bộ Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình trao đổi với khách hàng

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các Văn phòng Thừa phát lại chủ yếu thực hiện hai hoạt động chính là tống đạt và lập vi bằng, trong đó lập vi bằng được xem là mang lại hiệu quả tốt nhất, đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn, phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, dần trở thành một nhu cầu trong các hoạt động dân sự, sản xuất, kinh doanh, thương mại.

Trước đó, năm 2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng và quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vi bằng.

Trong 3 năm (từ 2018-2020), các Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội đã lập gần 36 ngàn vi bằng. Cụ thể, năm 2018, số vi bằng đã lập là 9101 vi bằng, năm 2019 là 13.097 vi bằng, năm 2020 là 13.637 vi bằng; tổng doanh thu do lập vi bằng trong 3 năm qua là 40.382.015.000 đồng. Trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã bổ nhiệm thêm 8 thừa phát lại, hướng dẫn và tiếp nhận 3.129 vi bằng theo quy định.

Để thực hiện chế định Thừa phát lại một cách đồng bộ, phù hợp với định hướng phát triển chung về kinh tế - xã hội của thành phố và tình hình phát triển của từng quận, huyện, thị xã, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Theo đó, UBND Thành phố chỉ đạo tập trung phát triển Văn phòng Thừa phát lại gắn với địa bàn dân cư; bảo đảm tổng số Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn thành phố không quá 43 tổ chức; mỗi quận, thị xã có 2 Văn phòng Thừa phát lại, mỗi huyện có 1 Văn phòng Thừa phát lại.

Trong trường hợp có sự điều chỉnh về loại hình đơn vị hành chính cấp huyện (nâng cấp từ huyện thành quận) thì số lượng Văn phòng Thừa phát lại được điều chỉnh tăng để bảo đảm phù hợp so với quy định. Các Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại sẽ nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp Hà Nội để xét duyệt, trình UBND Thành phố cho phép thành lập.

Phương Thảo

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm