--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm

30/12/2021 19:12

Chia sẻ
Chiều 30/12, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2021 Hà Nội siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong cả hệ thống chính trị Quận Ba Đình có 671 F0 đang điều trị tại nhà

Theo báo cáo, năm 2021, công tác cải cách tư pháp đã được thực hiện toàn diện, rõ nét, đúng mục đích, yêu cầu trên các mặt công tác. Tỷ lệ điều tra khám phá án cao (87,7%). Các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được khám phá nhanh (98,3%);... Toà án nhân dân 2 cấp Thành phố đã giải quyết được 27.513 vụ việc, trong đó, có nhiều vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.

undefined
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Lương Toàn)

Bên cạnh đó, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được thực hiện đúng theo quy định. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện tốt, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Thành phố. Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai sâu rộng, bám sát nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Ban Chỉ đạo, của các cơ quan, đơn vị Thành phố, với tinh thần chủ động, tích cực, triển khai nhiệm vụ cải cách tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực.

Về nhiệm vụ trong năm 2022, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị, các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 208-KH/TU của Thành ủy về triển khai Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đảng hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tư pháp, cải cách tư pháp.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. Ban Nội chính Thành ủy chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy kế hoạch sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU về "Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thi hành án dân sự, hành chính" trên địa bàn Thành phố. Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động cải cách tư pháp trên địa bàn Thành phố; tiếp tục triển khai Đề án "Nâng cao năng lực của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, giai đoạn 2018-2022".

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan tư pháp Thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội về phòng chống, tội phạm. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời, có hiệu quả các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác; không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội… Tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp hai cấp Thành phố trong sạch, vững mạnh.

Hoàng Phúc

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm