--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại trụ sở, cơ quan

27/05/2025 11:55

Chia sẻ
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3153/UBND-NC về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại trụ sở làm việc.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục vụ cháy nhà làm 4 người thương vong Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại phố Định Công Hạ

Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra một số vụ cháy tại nơi làm việc, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, các trụ sở, cơ quan thuộc UBND Thành phố (điển hình như vụ cháy do sự cố thiết bị điện tại phòng họp trụ sở UBND phường Cầu Diễn ngày 8/5/2025).

Các vụ cháy không gây thiệt hại lớn về tài sản nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự. Trước tình hình đó, công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các trụ sở cơ quan, đơn vị, đặc biệt là UBND cấp huyện, cấp xã có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo vệ tài sản Nhà nước, hồ sơ, tài liệu và an toàn tính mạng con người.

Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại trụ sở, cơ quan
Ảnh minh hoạ.

Để đảm bảo an toàn PCCC tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị chỉ đạo các phòng, ban chức năng và UBND cấp huyện, cấp xã nâng cao trách nhiệm trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), đảm bảo tuyệt đối an toàn về PCCC tại trụ sở cơ quan, đơn vị được giao quản lý. Tiến hành rà soát các điều kiện an toàn về PCCC tại trụ sở, đồng thời kiểm tra, kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống PCCC được trang bị.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC đến toàn thể cán bộ, công nhân viên trong đơn vị; quán triệt 100% cán bộ, công nhân viên chức trong việc thực hiện nghiêm công tác đảm bảo an toàn về PCCC và CNCH, đặc biệt là việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, sắp xếp hồ sơ, tài liệu gọn gàng... tại các khu vực, vị trí làm việc trong cơ quan, đơn vị.

Các đơn vị cần tăng cường công tác tự kiểm tra, từ đó phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hạn chế nhất là các điều kiện an toàn về đường, lối ra thoát nạn, ngăn cháy lan, tình trạng hoạt động các phương tiện PCCC và CNCH.

Đồng thời, các đơn vị tăng cường lực lượng thường trực, ứng trực; thường xuyên tổ chức kiểm tra, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện đảm bảo phù hợp công suất tiêu thụ, thay thế các đường dây dẫn điện đã cũ, hư hỏng, sử dụng các thiết bị (attomat, cầu dao...) để ngắt điện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không câu mắc, đấu nối tùy tiện, sử dụng nhiều thiết bị trong cùng một ổ cắm; thực hiện nghiêm việc tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không có nhu cầu sử dụng.

Các đơn vị chủ động xây dựng, tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy và CNCH; khi có cháy, nổ xảy ra phải có cơ chế huy động tối đa lực lượng, phương tiện để tổ chức chữa cháy và CNCH ban đầu, phát huy phương châm “bốn tại chỗ”; báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH để phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao, từ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại cả về người và tài sản do cháy, nổ gây ra.

P.Ngân

Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm, khảo sát làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập

Theo Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương, chuyến thăm, khảo sát di tích lịch sử văn hóa và làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập là cơ hội quý báu để Hà Nội học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc gìn giữ di sản văn hóa và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đồng thời là bước đi cụ thể tăng cường hoạt động đối ngoại Nhân dân.

Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô

Ngành Y tế, với tính chất đặc thù, cần được đảm bảo các chế độ đặc biệt dành cho người lao động như tiền trực, chế độ bồi dưỡng tại chỗ và điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề. Điều này nhằm nâng cao đời sống, động viên tinh thần và đảm bảo sự ổn định cho lực lượng y tế, vốn đang đối mặt với nhiều áp lực và thách thức.
Xem thêm