--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Tăng tính chủ động giải phóng mặt bằng cho Dự án đường Vành đai 4

05/11/2022 21:20

Chia sẻ
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng tính chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao về giải phóng mặt bằng cho Dự án đường Vành đai 4, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng trên địa bàn của từng quận, huyện trước ngày 30/6/2023.
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ chỉ giới đường đỏ đường Vành đai 4 Khẩn trương giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan đến Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3684/UBND-TNMT gửi các sở, ban, ngành, quận, huyện liên quan về việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội: Tăng tính chủ động giải phóng mặt bằng cho Dự án đường Vành đai 4
Hướng tuyến đường Vành đai 4 đi qua các tỉnh và Hà Nội

Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín; Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố tăng tính chủ động trong quá trình triển khai các nhiệm vụ được giao, song song với quá trình Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần (triển khai đồng thời theo chủ trương được Quốc hội thông qua và Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết), phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng trên địa bàn của từng quận, huyện trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao phần mặt bằng còn lại trên địa bàn từng quận huyện trước ngày 31/12/2023.

UBND Thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội có trách nhiệm tổng hợp lập, trình thẩm định, phê duyệt Dự án thành phần; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trong tháng 1/2023.

Về các nhiệm vụ cụ thể trong công tác bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng, UBND Thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cắm và bàn giao mốc giải phóng mặt bằng tại thực địa cho UBND các quận, huyện Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín. Tổ chức thực hiện di dời, hoàn trả phần hạ tầng kỹ thuật công trình ngầm, nổi nằm trên địa bàn của 2 quận, huyện trở lên để giải phóng mặt bằng triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

UBND các quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín tổ chức tiếp nhận hệ thống cọc mốc do Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao Thành phố bàn giao, lựa chọn nhà thầu tư vấn và tổ chức đo vẽ bản đồ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng bằng nguồn vốn của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đối với đoạn tuyến trên địa bàn của từng quận, huyện.

Đồng thời, triển khai các công tác trong quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định để giải phóng mặt bằng đối với đoạn tuyến đường Vành đai 4 trên địa bàn của từng quận, huyện (Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ công tác; lập, phê duyệt dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; họp dân và tổ chức điều tra hiện trạng, xác nhận nội dung điều tra; lập, niêm yết lấy ý kiến, hoàn chỉnh, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi trả tiền; bàn giao mặt bằng...).

Về nhiệm vụ đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, UBND thành phố Hà Nội giao UBND các quận, huyện Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín thực hiện đầu tư xây dựng các Khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng theo nhiệm vụ đã được UBND Thành phố giao tại Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 5/8/2022 và nội dung được UBND Thành phố ủy quyền tại Quyết định số 3990/QĐ-UBND ngày 24/10/2022, trong đó lưu ý khẩn trương đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư, báo cáo UBND Thành phố chấp thuận trước ngày 10/11/2022 trước khi tổ chức triển khai các bước tiếp theo.

Đối với công tác cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang để phục vụ công tác di chuyển mộ, UBND Thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành Thành phố có liên quan khẩn trương tham mưu báo cáo UBND Thành phố theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Thông báo số 501/TB-VP ngày 14/9/2022 (việc cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang để phục vụ công tác di chuyển mộ thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, được sử dụng từ nguồn vốn dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội) và văn bản số 10926/VP-TNMT ngày 24/10/2022 của Văn phòng UBND Thành phố; báo cáo UBND Thành phố trước ngày 10/11/2022.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành của Thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Hà Nội căn cứ theo chức năng nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để UBND các quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố triển khai hoàn thành các nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu, tiến độ.

P.Ngân

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Thời điểm này, thị xã Sơn Tây đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa và tiến bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và cộng đồng doanh nghiệp, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay tại Sơn Tây được kỳ vọng tạo thêm động lực để công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm