--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội - Thủ đô của hòa bình trong lòng du khách

11/10/2024 06:14

Chia sẻ
Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là trái tim, biểu tượng của lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều du khách đã ghé thăm và chia sẻ những cảm nhận sâu sắc về con người và nét đẹp của Thành phố vì hòa bình.
Sống lại ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội

Điểm đến du lịch lắng đọng nhiều cảm xúc

Đối với du khách quốc tế, Hà Nội luôn là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình du lịch đến Việt Nam. Thủ đô luôn hấp dẫn khách du lịch bởi những công trình kiến trúc cổ kính, cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, đa dạng ẩm thực,…

Hà Nội - Thủ đô của hòa bình trong lòng du khách
Những ngày này, Hà Nội được trang hoàng đẹp đẽ, tạo dấu ấn trong lòng du khách.

Hòa chung không khí vui tươi, nhộn nhịp của Hà Nội trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi bắt gặp chị Joyane đến từ Mĩ đang đi dạo cùng nhóm bạn bên hồ Hoàn Kiếm.

Khi được hỏi lí do lựa chọn Hà Nội làm điểm đến du lịch trong chuyến đi lần này, chị Joyane chia sẻ: “Nếu như Thành phố Hồ Chí Minh mang đến sự hiện đại, hoa lệ bởi những tòa nhà cao tầng, thì Hà Nội lại mang đến cảm giác nhẹ nhàng. Chúng tôi rất thích cảm giác lang thang trên những con phố cổ, ngắm nhìn những công trình cổ kính như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn và thưởng thức các món ẩm thực đường phố. Trong chuyến du lịch lần này, chúng tôi rất ấn tượng với hình ảnh cờ hoa và không khí nhộn nhịp của Hà Nội”.

Trong mắt du khách nước ngoài, Hà Nội không chỉ là điểm đến hấp dẫn, mà còn lắng đọng nhiều dấu ấn đặc biệt. Khi đến với Hà Nội, du khách cảm nhận được sự hiếu khách của người dân địa phương.

Bà Riyan, một du khách đến từ Anh chia sẻ: “Tôi đã ghé thăm Đà Nẵng, Huế, nhưng mỗi khi trở lại Hà Nội, tôi càng yêu thích vẻ đẹp nơi này bởi những nét đẹp truyền thống của thời đại xa xưa vẫn được lưu giữ và sự thân thiện của con người nơi đây. Đến Hà Nội dịp này, xung quanh phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, có rất nhiều công trình đã được tái hiện, và tôi ấn tượng nhất là cầu Long Biên”.

Hàng ngàn người dân háo hức chờ đón màn diễu hành mãn nhãn
Người dân, du khách đón xem tiết mục múa rồng.

Chỉ tính riêng trong tháng 9 năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt hơn 2 triệu lượt, tăng 6,1% so với cùng kì năm ngoái. 9 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 21,12 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Khách quốc tế ước đạt 4,45 triệu lượt, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 3,14 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú).

Không chỉ đón nhận những tín hiệu khả quan về phát triển du lịch, mới đây Hà Nội vinh dự nhận được 3 giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á”; “Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn ngày hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu Á và châu Đại dương lần thứ 31. Giải thưởng đã khẳng định sức hấp dẫn của Hà Nội đối với du khách trong và ngoài nước.

Là người quê ở Thái Bình, có thời gian học tập và làm việc 10 năm tại Hà Nội, anh Trần Lương Nguyên chia sẻ: “Tôi không sinh ra tại Hà Nội nhưng lại dành tình cảm đặc biệt cho nơi này. Không khí những ngày lễ kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được xem thực cảnh tái hiện thời khắc ngày 10/10/1954, đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng tại Ngày hội Văn hóa vì hòa bình đã khiến tôi rất xúc động. Dù không sinh ra tại Hà Nội, nhưng tôi cảm thấy lòng trào dâng một niềm tự hào về nơi mình đang công tác, làm việc”.

Đối với những công dân, người con của Thủ đô, niềm tự hào đó dường như càng lớn lao hơn. Ông Nguyễn Văn Minh (quận Hoàn Kiếm) bày tỏ: “Sau 70 năm Giải phóng, chúng tôi cảm nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của Thủ đô. Các hoạt động văn hóa được tổ chức trong dịp này không chỉ giúp nhân dân và du khách tham quan hiểu thêm về những trang sử vàng, tự hào về một thời chiến đấu anh hùng của thế hệ cha, ông, mà còn lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng đất địa linh nhân kiệt”.

Kết nối du khách với di tích lịch sử Thủ đô

Không chỉ ghi điểm trong lòng du khách bởi sự mến khách của người dân, công trình cổ kính, mà Hà Nội còn tạo được dấu ấn bởi có nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống,…

Hà Nội - Thủ đô của hòa bình trong lòng du khách
Du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Theo thống kê, Thủ đô Hà Nội có hơn 6.000 di tích đã được xếp hạng, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia, nổi bật là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Quán Sứ,... Hệ thống di tích lịch sử Thăng Long - Hà Nội đồ sộ chính là nền tảng để Thủ đô phát triển điểm đến du lịch văn hóa hàng đầu cả nước và khu vực.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, thời gian vừa qua, Thành phố đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tới du khách với nhiều cách làm phong phú, đa dạng.

Điển hình, Thành phố triển khai ứng dụng iHanoi, trong đó có tiện ích bản đồ di tích lịch sử văn hóa, giúp người dân khám phá, kết nối với các di tích Thủ đô một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất bằng công nghệ hiện đại.

Sinh sống và làm việc nhiều năm trên địa bàn Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Hùng (phố Lý Nam Đế) chia sẻ: “Ứng dụng iHanoi là ứng dụng mới, nhưng hiện đã cập nhật khá nhiều về thông tin danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội. Mục “bản đồ du lịch” giới thiệu đến người dùng hàng loạt các di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô, giúp du khách hay chính người dân Thủ đô có thể dễ dàng tìm hiểu, chọn lựa địa điểm du lịch để ghé thăm…”.

Hiệu quả mà ứng dụng đem lại đã khẳng định sự tiên phong, tính sáng tạo, tư duy đổi mới của Hà Nội trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiêu biểu cho trí tuệ và khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam, xứng đáng là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

N.Hoa - N.Hoài

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm